Chất cồn

Tên khác: Bà bầu nên dùng hay không?
Không
Sơ lược:Cồn thực phẩm được chưng cất tư mật rỉ đường hoặc tinh bột khoai mì, sau khi gây men và lên men thông qua quá trình ngưng tụ. Thai phụ sử dụng các đồ uống có cồn trong thai kỳ, dù ít hay nhiều, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé trong bụng. Bà bầu tuyệt đối nên tránh chất cồn.
Cơ sở:
Tìm hiểu về chất cồn
Cồn thực phẩm hay còn gọi là cồn ethanol tinh luyện 98% được chưng cất từ mật rỉ đường hoặc tinh bột khoai mì, sau khi gây men và lên men thông qua quá trình ngưng tụ. Cồn có mùi thơm của rượu và mùi cay. Ethanol có trong đồ uống (bia, rượu) và trong chất bảo quản thực phẩm. Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên dùng chất cồn.
Vì sao phụ nữ có thai không nên dùng chất cồn?
Thai phụ sử dụng các đồ uống có cồn trong thai kỳ, dù ít hay nhiều, sẽ gây ảnh hưởng đến IQ của bé. Uống nhiều hơn 2 đơn vị rượu bia trong một ngày làm tăng nguy cơ thai nhi gặp phải các vấn đề về khả năng học hỏi, nói năng, ngôn ngữ, suy giảm mức độ tập trung và khiến bé mắc chứng hiếu động thái quá. Tình trạng nghiêm trọng này khiến bé chậm phát triển về cả trí tuệ và thể chất, gặp các vấn đề về hành vi, và bị khiếm khuyến về tim và khuôn mặt.
Trong thực phẩm, chất cồn có nhiều nhất trong thức uống có cồn, là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được.
Nồng độ cồn có bên trong các loại thức uống có chứa cồn:
Kefia (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3%
Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%
Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%
Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55%
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9c_u%E1%BB%91ng_c%C3%B3_c%E1%BB%93n
http://sieuthidungmoi.com.vn/San-pham/Con-Thuc-Pham-98.aspx
http://baophunu.info/ba-bau/ba-bau-uong-bia-ruou-anh-huong-den-than-kinh-tre