Thai kì tuần 1
Thụ tinh, sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, là bước đầu tiên của một loạt các sự kiện phức tạp dẫn đến sự thụ thai. Khi trứng và tinh trùng kết hợp, chúng tạo thành một đơn bào gọi là hợp tử. Sự thụ tinh diễn ra trong ống fallope của người phụ nữ. Sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia thành 2 tế bào. Hai tế bào này sau đó tiếp tục phân chia thành 4, rồi thành 8, và cứ tiếp tục như thế. Cùng lúc đó, những tế bào đã và đang được phân chia này di chuyển trong ống fallope, tiến về tử cung.
Thai kì tuần 2
Khoảng 7 ngày sau khi thụ tinh, những tế bào đang phân chia, bây giờ được gọi là túi phôi, tiến vào tử cung. Nội mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn cho việc thụ thai. Túi phôi tiến sâu vào nội mạc tử cung, bắt đầu quá trình cấy (implantation).
Thai kì tuần 3
Một khi túi phôi đã được cấy vào nội mạc tử cung, phần mà sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất hormone human chorionic gonadotropin (hCG). Hormone này sẽ ra lệnh cho buồng trứng ngừng rụng trứng và kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều hormone estrogen và progesterone. Lượng hormone tăng thêm này sẽ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt của mẹ và bắt đầu phát triển nhau thai. Một khi được phát triển hoàn thiện, nhau thai sẽ đóng vai trò là một hệ thống hỗ trợ sự phát triển của em bé, cung cấp oxi, dưỡng chất, và những hormone từ mẹ và "dọn dẹp" chất thải. Nó cũng cung cấp một "lối đi" cho những chất có hại, như thuốc và virus, tiếp cận em bé. Khi nhau thai có hình dáng hoàn chỉnh, từ nhau sẽ mọc ra những cái vòi hình dáng như ngón tay, gọi là chorionic villi, từ đó mạch máu sẽ hình thành. Đầu của những mạch máu này bám sâu vào thành tử cung, và kết nối với nguồn máu của mẹ. Tại phía nhau thai gần chỗ em bé nhất, cuống rốn hình thành. Cuống rốn kết nối mạch máu của mẹ và em bé tại trung tâm bụng của em bé. Sau khi sinh em bé ra, cuống rốn sẽ được cắt đi. Phần còn lại trở thành rốn của em bé.
Thai kì tuần 4
Ống thần kinh, từ đó não, tủy sống, xương sống sẽ hình thành, bắt đầu hoàn thiện trong suốt tuần thứ 4 của thai kỳ. Những đốt tròn sẽ bắt đầu xuất hiện dọc theo ống thần kinh. Chúng sẽ phát triển thành xương của cột sống và cơ bắp của lưng. Tim và phổi cũng phát triển trong suốt giai đoạn này. Mặc dù tim chưa hoàn thiện, nó đã bắt đầu đập. Lúc này túi ối và nước ối cũng đã xuất hiện, sẽ bao bọc em bé của bạn trong suốt thai kỳ.
Thai kì tuần 5
Lúc này, bé trông giống như một cái ống tròn và dài khoảng 1.27cm - bằng kích thước của một hạt bí đỏ. Những dấu hiệu ban đầu của tay và chân bắt đầu xuất hiện. Ống tiêu hóa bắt đầu hình thành.
Thai kì tuần 6
Nhịp tim của bé khoảng 80 lần/phút. Mũi, miệng, và tai bắt đầu hình thành. Những ngón tay và chân bắt đầu mọc ra từ tay và chân của bé. Tuy nhiên các ngón vẫn còn dính với nhau trong một cái màng như màng ở chân vịt. Tai trong bắt đầu phát triển.
Thai kì tuần 7
Xương đang hình thành nhưng vẫn phải vài tuần nữa mới trở nên cứng. Ngón tay, ngón chân đã xuất hiện. Cơ quan sinh dục ngoài của bé bắt đầu phát triển. Mí mắt đã hình thành nhưng vẫn còn nhắm.
Thai kì tuần 8
Em bé lúc này dài khoảng 2.54cm. Vào cuối tháng thứ hai, tất cả các cơ quan nội tạng chính và hệ thống cơ thể đã bắt đầu phát triển. Ống thở vươn dài từ miệng đến phổi. Trong não, những tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh và kết nối với nhau. Cho đến tuần thứ tám, em bé được gọi là phôi thai (embryo). Tuần này đánh dấu việc kết thúc quá trình phát triển của em bé ở dạng phôi. Vào cuối tuần thứ 8, em bé được gọi là thai (fetus).
Thai kì tuần 9
Bé đã dài khoảng 5-6cm, bằng kích cỡ một trái dâu tây. Dấu hiệu của những chiếc răng tương lai xuất hiện. Ruột bắt đầu hình thành. Tim bé đã có 4 ngăn, van tim xuất hiện. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp, và thần kinh bắt đầu hoạt động liên kết với nhau. Dái tai, miệng, mũi, lỗ mũi trở nên rõ ràng hơn. Nhau thai bây giờ đã phát triển hoàn thiện để đảm nhận vai trò sản xuất hormones.
Thai kì tuần 10
Ngón tay và ngón chân tiếp tục phát triển, những cái móng mềm bắt đầu hình thành. Mặc dù tất cả các cơ quan nội tạng đã hình thành, chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Giai đoạn này em bé đã được gọi là thai (fetus), là thời điểm mà các mô và cơ quan nội tạng bắt đầu phát triển nhanh chóng.