TUẦN 26

Tổng hợp kiến thức tuần 26 dành cho bà bầu



Dinh dưỡng thai kì Tuần 26

Thông tin thai kì Tuần 26


Em Bé:

Mạng lưới các tế bào thần kinh trong tai bé đã phát triển rất tốt và bé có thể nhạy cảm với âm thanh hơn trước rất nhiều. Bây giờ bé có thể nghe tiếng của mẹ và của người khác đang nói chuyện với mẹ. Bé hít vào và thở ra một ít nước ối, điều này cần thiết cho phổi bé phát triển. Bé cũng tiếp tục phát triển các mô mỡ. Thời điểm này bé nặng khoảng 800g và dài 35cm. Nếu bạn có thai bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển xuống bìu dái. Quá trình này sẽ mất từ 2 đến 3 tháng.

Bà Bầu:

Lúc này có thể mẹ đã rất nôn nóng đi học các lớp tiền sản và chuẩn bị phòng cho em bé, cùng với việc vẫn phải làm tất cả các hoạt động thường ngày khác. Khối lượng công việc dày đặc này đòi hỏi mẹ phải nạp đủ năng lượng, ăn ngon, và nghỉ ngơi nhiều. Vào thời điểm này, huyết áp của mẹ có thể tăng cao hơn một chút, mặc dù nó có thể vẫn thấp hơn một chút so với thời điểm mẹ chưa có thai (bình thường, huyết áp của mẹ có thể vẫn hạ đến tam cá nguyệt thứ hai, nó sẽ đạt thấp nhất vào tuần từ 22 đến 24). Tiền sản giật - một biến chứng do cao huyết áp và protein trong nước tiểu - thường xảy ra sau tuần 37. Tuy nhiên, nó có thể xảy đến sớm hơn, do đó, mẹ cần biết trước các tín hiệu của chứng này. Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi bạn bị đổ mồ hôi trên mặt, sưng mắt, đổ mồ hôi nhiều ở tay, đột ngột đổ nhiều mồ hôi ở bàn chân và mắt cá chân, hoặc tăng cân quá nhanh (hơn 2kg/tuần). Với những chứng tiền sản giật nặng hơn, mẹ có thể có những tín hiệu khác, như nhức đầu dữ dội và liên tục, thị lực thay đổi, nhìn thấy những điểm sáng hay ánh sáng chói lóa, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực tạm thời), đau dữ dội ở bụng trên, hoặc nôn mửa. Mẹ có thể bị đau lưng, do tử cung phát triển làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, cơ bụng bị kéo căng và yếu đi và chèn ép các dây thần kinh. Đau lưng cũng do sự thay đổi của các hormone làm giãn khớp và dây chằng. Lúc này mẹ có thể tắm nước ấm để làm dịu cơn đau, nghỉ ngơi nhiều, không vận động mạnh phần lưng, và dùng gối phù hợp để hỗ trợ lưng khi nằm, ngồi. Bà bầu có thể sử dụng thực phẩm làm giảm đau lưng rất tốt như hạt sen, củ sen, tim sen, chuối, mật ong, hạnh nhân. Bà bầu chú ý nạp đủ năng lượng (trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ sẽ cần nhiều hơn 340 calories/ngày so với lúc chưa có thai), vitamin, và khoáng chất trong thai kỳ, chú ý vào sắt, protein và canxi.

Tam cá nguyệt:

Thứ hai

Nguồn tham khảo:

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-26-weeks_1115.bc