Bạch tuộc


Tên khác:

Bà bầu nên dùng hay không?

Không

Sơ lược:

Bạch tuộc là món ăn bổ dưỡng, thích hợp với những người mệt mỏi, thiếu máu, kém tiêu hóa hay phụ nữ suy nhược sau khi sinh nhờ tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, sinh cơ. Bạch tuộc giàu protein, sắt, vitamin B12 và selenium. Tuy nhiên, bạch tuộc là một trong những loại hải sản dễ gây độc nhất. Tốt nhất bà bầu không nên ăn bạch tuộc để tránh ngộ độc.

Lượng chất:

Lượng chất có trong 100g bạch tuộc:
Calories: 164
Carbohydrate: 4.4g
Tổng chất béo: 2.1g
Omega-3: 326 mg
Protein: 29.8g (60%)
Vitamin A: 300IU (6%)
Vitamin C: 8.0mg (13%)
Vitamin E (Alpha Tocopherol): 1.2mg (6%)
Thiamin: 0.1mg (4%)
Riboflavin: 0.1mg (4%)
Niacin: 3.8mg (19%)
Vitamin B6: 0.6mg (32%)
Folate: 24.0mcg (6%)
Vitamin B12: 36.0mcg (600%)
Pantothenic Acid: 0.9mg (9%)
Choline: 81.0mg
Canxi: 106mg (11%)
Sắt: 9.5mg (53%)
Magie: 60.0mg (15%)
Phốt pho: 279mg (28%)
Kali: 630mg (18%)
Sodium: 460mg (19%)
Kẽm: 3.4mg (22%)
Đồng: 0.7mg (37%)
Selenium: 89.6mcg (128%)

Lưu ý:

Làm gì khi ngộ độc bạch tuộc?

Khi có những dấu hiệu ngộ độc như tê môi, tê tay..., cần tiến hành ngay các biện pháp sơ cứu, gồm kích thích gây nôn, nếu có than hoạt tính thì cho uống ngay (người lớn uống 30 gr than hoạt tính hòa với 250 ml nước chín). Nếu nạn nhân rối loạn ý thức, thở yếu hoặc ngừng thở, phải nhanh chóng thổi ngạt miệng - miệng hoặc miệng - mũi. Nếu ngộ độc do vi sinh vật, tiêu chảy nhiều, cần bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc nước muối đường. Trong mọi trường hợp, phải tìm mọi cách nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được áp dụng các biện pháp điều trị cấp cứu tích cực.

Nguồn tham khảo:

http://afamily.vn/suc-khoe/coi-chung-trung-doc-vi-an-bach-tuoc-2009052202294354.chn
http://nutritiondata.self.com/facts/finfish-and-shellfish-products/4252/2