Cá nóc


Tên khác:

Cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà

Bà bầu nên dùng hay không?

Không

Sơ lược:

Cá nóc thịt bổ, nhưng lại có độc ở nội quang (người làm nếu không cẩn thận thì khi ăn sẽ gây ngộ độc đến chết người). Bà bầu không nên ăn cá nóc.

Lượng chất:

Loại cá nóc độc người dân thường ăn có thân 4 - 40 cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin (TTX). Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1000 lần so với Cyanua. Nhưng bình thường nó tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố Tetrodomin không độc. Khi cá bị ươn hoặc bị va đập, tiền chất Tetrodomin sẽ biến đổi thành chất TTX gây độc. Khi đun sôi ở nhiệt độ 1000C trong 6 giờ độc tố TTX mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi khi đuợc đun sôi ở 2000 độ C trong 10 phút. Vì thế, không thể làm mất độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thuờng.

Lưu ý:

Bà bầu không nên ăn cá nóc.
Cách xử lý khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê môi, sau đó lan đến tê bàn tay, bàn chân,…) cần gây nôn và uống thuốc giải độc ngay, cách tiến hành như sau:
- Thứ nhất, gây nôn nhưng phải đề phòng bệnh nhân bị sặc (để bệnh nhân nằm tư thế nghiêng, đầu thấp).
- Thứ hai, cho uống than hoạt tính theo liều lượng như sau: Người lớn: uống 30g + 250ml nước sạch trộn đều. Sau đó chuyển ngay đến bệnh viện. (Uống than hoạt tính sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả cao, loại bỏ chất độc nhanh, không nên cho uống khi người bệnh đã hôn mê hay rối loạn ý thức). Nếu người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở,... thì tiến hành hà hơi thổi ngạt theo phương thức miệng miệng hay miệng mũi và chuyển gấp đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Nguồn tham khảo:

http://dinhduong.com.vn/kien-thuc/ca-nao-bo-nhat
http://www.hiemmuon.vn/mang-thai/an-toan-cho-ba-bau-khi-an-uong
http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/news.php?id=1074