Cải thìa

Tên khác:
Cải bẹ trắng, bạch giới tử, cải trắng, đại bạch thái, hoàng nha thái, cải chíp
Bà bầu nên dùng hay không?Nên
Sơ lược:Cải thìa ít năng lượng, giàu acid folic, kali, canxi, vitamin C, vitamin A, và đặc biệt là chứa nhiều glucosinola. Lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau…giúp chống ôxy hoá, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol. Cải thìa tốt cho phụ nữ mang thai, có tác dụng phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi, giúp xương chắc khỏe, có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt và hạ huyết áp.
Lượng chất:Dưỡng chất có trong 100 g (3.5 oz) cải thìa:
Năng lượng: 54 kJ (13 kcal)
Carbohydrate: 2.2 g
- Chất xơ: 1.0 g
Chất béo: 0.2 g
Protein: 1.5 g
Vitamin A equiv.: 243 μg (30%)
Vitamin A: 4468 IU
Vitamin C: 45 mg (54%)
Canxi: 105 mg (11%)
Sắt: 0.80 mg (6%)
Magie: 19 mg (5%)
Sodium: 65 mg (4%)
Ngoài ra, cải thìa còn có tác dụng chữa các bệnh nhiệt miệng, cảm mạo, ho gà và đầy bụng khó tiêu. Cải thìa làm chậm quá trình lão hóa và giảm đáng kể việc hình thành các gốc tự do, có tác dụng phòng ngừa bệnh đục nhân mắt và thoái hóa hoàng điểm ở mắt đồng thời có tác dụng ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ những thành phần có hại trong cơ thể.
- Ăn rau cải thối dễ trúng độc. Khi cất trữ chú ý chống thối. Người bị khí hư, vị hàn thì không được ăn nhiều.
- Người sau khi bị sởi, bị mụn ghẻ, bị bệnh về mắt không nên ăn rau cải thìa.
- Người bệnh huyết hư tuyệt đối không dùng hạt cải thìa.
- Người bị tiêu chảy cẩn thận khi dùng dầu hạt cải thìa.
- Người bị mồ hôi nặng mùi có thể ăn cải thìa để trị bệnh.
http://www.danhchocon.net/threads/tac-dung-cua-rau-cai.555/
http://www.baomoi.com/Rau-cai-thia/82/8280349.epi
http://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_cabbage