Củ kiệu


Tên khác:

Tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông

Bà bầu nên dùng hay không?

Cân nhắc

Sơ lược:

Củ kiệu giàu carbohydrate, vitamin A và C. Củ kiệu tốt cho tiêu hóa. Có tác dụng trị kiết lỵ, lạnh bụng cho sản phụ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều loại thức phẩm này vì nó có tính nóng.

Lượng chất:

Lượng chất có trong 100g củ kiệu:
Nước: 87.9 g
Protein: 1.6 g
Chất béo: 0.6 g
Carbohydrate: 8 g
Aluminum: 64 mg
Phốt pho: 32 mg
Sắt: 2.1 mg
Carotene: 1.46 mg
Vitamin B1: 0.02 mg
Vitamin B2: 0.12 mg
Niacin: 0.8 mg
Vitamin C: 14 mg.

Lưu ý:

Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều củ kiệu vì tính nóng của nó.

Củ kiệu và cả lá kiệu đều có thể làm các món ăn. Củ kiệu thường được muối dưa chua tương tự như cách muối dưa hành, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà.

Củ kiệu còn được sử dụng làm thuốc. Kiệu có vị cây đắng tính ấm, làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương, còn có tác dụng lợi tiểu, chữa chứng bệnh đái dắt, nếu ăn đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hòa nội tạng cho béo khỏe.

Nguồn tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%87u_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt)
http://www.goodwayfood.com/service-se23.html