Dọc mùng


Tên khác:

Ráy dọc mùng, môn bạc hà, bạc hà, môn ngọt, lùng, mùng thơm

Bà bầu nên dùng hay không?

Nên

Sơ lược:

Dọc mùng rất nghèo dưỡng chất và năng lượng nhưng ăn rất ngon và giúp đỡ ngán thịt cá trong canh, ăn nhiều làm chất độn giúp giảm cân. Thành phần của dọc mùng chủ yếu là nước, carbohydrates, kali và một số ít các vitamin và khoáng chất khác.

Lượng chất:

Trong 100 gram phần ăn được chứa 95 g nước, 0,25 g protein, 3,8 g carbohydrat (bột đường), 0,5 g chất xơ, 25 mg phốt pho, 300 mg kali, 48 mg canxi, 16 mg magie, 0,03 mg đồng, 0,4 mg sắt, 0,012 mg sinh tố B1, 0,03 mg B2, 0,02 mg B3 và 3 mg sinh tố C và chỉ cho 14 kcalo. Nói chung, dọc mùng rất nghèo dưỡng chất và năng lượng nhưng ăn rất ngon và giúp đỡ ngán thịt cá trong canh, ăn nhiều làm chất độn giúp giảm cân.

Rễ (dùng làm thuốc) cũng chứa nhiều dưỡng chất như môn ngọt (môn nước).

Toàn cây còn chứa:

- Chất đường hữu cơ như fructose, glucose, amylose, sucrose…
- Acid hữu cơ như citric, oxalic, malic, succinic
- Hợp chất phức tạp loại beta-lectin, triglochin và isotriglochin, alocasin.

Lưu ý:

Cuống lá cây dọc mùng sau khi sơ chế bằng cách tước bỏ vỏ, thái vát hoặc thái khúc, thì bóp muối cho bớt ngứa.

Nguồn tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Dc_m%C3%B9ng
http://www.caygiong.org/default.asp?tab=detailnews&zone=5&id=62&tin=332&title=gioi-thieu-ve-cay-doc-mung-bac-ha