Khoai mì

Tên khác:
Củ khoai mì, củ sắn, sắn
Bà bầu nên dùng hay không?Không
Sơ lược:Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì gồm có chất khô, tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin B1, B2, PP và các muối khoáng như canxi, phốt pho. Phụ nữ mang thai, người mới khỏi bệnh không nên ăn khoai mì, vì trong khoai mì có độc tố do chất linamarin sinh sản.
Lượng chất:Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg canxi, 22,5-25,4 mg phốt pho, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.
Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng.
- Sắn phải được lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Ngâm trong nước qua đêm, luộc với nhiều nước và mở nắp nồi khi luộc. Mục đích là để độc tố tan theo nước và bốc hơi theo hơi nước.
- Không ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu năm, sắn có vị đắng. Những loại này chứa rất nhiều độc chất.
- Không cho trẻ em ăn nhiều sắn.
- Không nên ăn sắn nguyên củ nướng hoặc chiên vì độc chất còn nguyên chưa bị khử.
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%Afn
http://thucphamvadoisong.vn/van-de-ban-quan-tam/737-nhung-loai-thuc-pham-de-gay-ngo-doc.html