Khoai mỡ


Tên khác:

Khoai vạc, khoai ngọt, khoai tím, củ khoai mỡ, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt

Bà bầu nên dùng hay không?

Nên

Sơ lược:

Thành phần của khoai mỡ gồm có chất xơ, vitamin C, B6 và các chất khoáng như kali, mangan. Khoai mỡ có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch. An toàn cho mẹ bầu.

Lượng chất:

Thành phần của khoai mỡ gồm có chất xơ, vitamin C, B6 và các chất khoáng như kali, mangan.

Khoai mỡ tốt cho những người bị bệnh lý về tim mạch thường có hàm lượng homocysteine cao, gây tổn hại cho thành mạch máu. Vitamin B6 chứa trong khoai mỡ có thể giúp cơ thể phá vỡ homocysteine, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, trong khoai mỡ còn dồi dào nguồn mangan giúp hỗ trợ cho sự chuyển hóa carbohydrate, điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai mỡ cũng giúp kiểm soát được đường huyết trong máu và trọng lượng cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp. Hàm lượng chất xơ cao không chỉ có lợi cho quá trình tiêu hóa, mà còn có tác dụng giảm cân, giúp phân bố đều trọng lượng nên đây cũng là thực phẩm rất thích hợp cho những người muốn giảm béo.

Khoai mỡ cũng là thực phẩm lợi tiểu nên có tác dụng chống viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm đường tiểu, bàng quang, giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút…

Lưu ý:

Khoai mỡ phải được nấu chín trước khi ăn, không nên ăn sống. Khoai mỡ cũng có thể gây tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu do đó không nên ăn quá nhiều. Những người bị bệnh gan, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt nên cẩn thận khi dùng khoai mỡ

Nguồn tham khảo:

http://www.caoxuongngua.com.vn/vietnam/news_detail.aspx?news_id=399
http://tapchimonngon.com/dinh-duong/tre-khoe-moi-ngay/3916-khoai-mo-giam-can-phong-benh-.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_m%E1%BB%A1
http://tintucgiamcan.vn/khoai-mo-giam-can-dieu-tri-huyet-ap.html