Khoai tây


Tên khác:

Bà bầu nên dùng hay không?

Nên

Sơ lược:

Khoai tây cung cấp carbohydrate, vitamin C, kali, vitamin B6 và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, phốt pho, sắt và kẽm. Khoai tây trị nám da, hết mụn. Nhiều bà bầu thích ăn khoai tây thay rau, nhất là trong thời kỳ ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nhiều khoai tây.

Lượng chất:

Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), 0.2 mg vitamin B6 (10%) và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, phốt pho, sắt và kẽm. Khoai tây có 26 g carbohydrate trong một củ trung bình. Có khả năng hỗ trợ tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non, chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể.

Lưu ý:

- Các cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
- Đối với bà bầu, ăn nhiều khoai tây có chứa nhiều kiềm sinh vật khá cao, dễ gây dị tật cho thai nhi.
- Không nên dùng khoai tây để lâu ngày.
- Khoai tây chứa những hợp chất độc hại, phổ biến nhất là solanine và chaconine, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu đuối và nhầm lẫn. Nấu ăn trên 170 °C làm giảm chất độc. Nồng độ của glycoalkaloid trong khoai tây hoang dã đủ để gây hại cho cơ thể người, nó gây ra nhức đầu, tiêu chảy. chuột rút và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn tới tử vong. Tuy vậy ngộ độc do khoai tây rất ít xảy ra.

Nguồn tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_t%C3%A2y