Mì gói

Tên khác:
Mì tôm, mì cua, mì ăn liền, mì cốc, mì ly
Bà bầu nên dùng hay không?Cân nhắc
Sơ lược:Mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Mì thiếu dinh dưỡng, có thể gây bệnh tim mạch, hư thận, hại xương, ung thư, dị ứng. Một suất mì ăn liền có rất nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất; dùng nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Mì có lượng chất béo bão hòa lớn. Gia vị của mì không tốt cho sức khỏe. Bà bầu nên hạn chế ăn mì.
Lượng chất:Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz) của Mì ăn liền (sống)
Năng lượng: 1.895 kJ (453 kcal)
Carbohydrate: 65 g
Chất xơ thực phẩm: 2.4 g
Chất béo: 17 g
Chất béo no: 7.6 g
Chất béo không no đơn: 6.5 g
Protein: 9 g
Thiamin (Vit. B1): 0.7 mg (54%)
Riboflavin (Vit. B2): 0.4 mg (27%)
Niacin (Vit. B3): 5.4 mg (36%)
Axit folic (Vit. B9): 147 μg (37%)
Sắt: 4.3 mg (34%)
Kali: 120 mg (3%)
Natri: 1160 mg (50%)
Vấn đề về sức khỏe:
Mì ăn liền và những sản phẩm tương tự thường bị chỉ trích là thức ăn không tốt cho sức khỏe. Một số tác hại của mì ăn liền có thể kể đến là thiếu dinh dưỡng, bệnh tim mạch, hư thận, hại xương, ung thư, dị ứng.
Một suất mì ăn liền có rất nhiều carbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, chính vì vậy nếu dùng nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Mì thường được rán (chiên) trong quá trình sản xuất nên có lượng chất béo bão hòa lớn. Ngoài ra, gia vị của mì thường chứa mì chính và một lượng lớn muối không tốt cho sức khỏe.
Cách ăn mì ăn liền đúng:
Thông thường trên nhãn của các loại mì ăn liền thường có hướng dẫn sử dụng chung là đổ các gói gia vị và nước sôi vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn được. Hay nhiều người nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Tuy nhiên, cả 2 cách chế biến trên đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe con người, vì:
Thứ nhất, khi nấu sôi các gia vị của mì ăn liền (mà thành phần chính của chúng là bột ngọt (Monosodium glutamate)) thì nước sôi sẽ làm biến đổi cấu trúc phân tử của bột ngọt và biến chúng thành chất độc.
Thứ hai, phủ bên ngoài những sợi mì là lớp sáp dầu, và theo các thí nghiệm khoa học đã chứng minh lớp sáp này cần phải trải qua từ 4-5 lần nấu mới loại bỏ hết được; vì thế với cách sử dụng mì ăn liền theo truyền thống thì rất dễ gây chứng khó tiêu, làm cản trở hoạt động tiêu hóa.
Vì thế, có thể tham khảo cách sử dụng mì ăn liền sau để đảm bảo sức khỏe:
1 – Luộc mì trong nồi nước sôi.
2 – Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
3 – Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
4 – Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.
5 – Bổ sung thêm rau củ và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác (xúc xích, giò lụa, nấm,...).
http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%AC_%C4%83n_li%E1%BB%81n