Mủ trôm


Tên khác:

Nhựa trôm

Bà bầu nên dùng hay không?

Không

Sơ lược:

Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao như magie, kali, kẽm...giúp chữa trị các bệnh về tiêu hóa rất hiệu quả, đặc biệt là chứng táo bón. Tuy nhiên, phụ nữ thai nghén, hoặc đang cho con bú thì không nên ăn mủ trôm.

Lượng chất:

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như canxi và muối magie. Nó cũng chứa một hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước.

Thành phần dinh dưỡng (/100g)
Canxi: 101,06 mg
Kẽm: 0,29 mg
Sodium: 5,27 mg
Kali: 297,01 mg
Magie: 43,01 mg
Sắt: 0,91 mg
Glucid: 64,06 g

Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng vị. Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Ngoài ra, mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.

Lưu ý:

Tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của loại mủ này có thể gây ra một số phản ứng phụ. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có khối u trong ruột, người đang uống thuốc chữa bệnh không nên sử dụng mủ trôm.

Nguồn tham khảo:

http://www.baomoi.com/Mu-trom-tri-tao-bon/82/9134902.epi