Nho khô

Tên khác:
Mứt nho, mứt nho khô
Bà bầu nên dùng hay không?Nên
Sơ lược:Nho khô có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và chất xơ tự nhiên rất thích hợp với những người hay bị táo bón, mất ngủ. Nho khô có hàm lượng chất sắt cao giúp bổ khí huyết, có thể ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu và phù thũng.
Lượng chất:Nho khô, mứt nho
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz):
Năng lượng: 1.252 kJ (299 kcal)
Carbohydrate: 79.18 g
- Đường: 59.19 g
- Chất xơ thực phẩm: 3.7 g
Chất béo: 0.46 g
Protein: 3.07 g
Thiamin (Vit. B1): 0.106 mg (8%)
Riboflavin (Vit. B2): 0.125 mg (8%)
Niacin (Vit. B3): 0.766 mg (5%)
Axit pantothenic (Vit. B5): 0.095 mg (2%)
Vitamin B6: 0.174 mg (13%)
Axit folic (Vit. B9): 5 μg (1%)
Vitamin C: 2.3 mg (4%)
Vitamin E: 0.12 mg (1%)
Vitamin K: 3.5 μg (3%)
Canxi: 50 mg (5%)
Sắt: 1.88 mg (15%)
Magie: 32 mg (9%)
Mangan: 0.299 mg (15%)
Phốt pho: 101 mg (14%)
Kali: 749 mg (16%)
Natri: 11 mg (0%)
Kẽm: 0.22 mg (2%)
Fluoride: 233.9 µg
- Nho khô rất ít chất béo nhưng lại sinh nhiều năng lượng, dễ bảo quản. Nho khô giàu chất sắt. Phụ nữ mang thai nên chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu thay vì phụ thuộc vào thịt, gan để dẫn đến trục trặc với mỡ máu.
- Việc tiêu thụ các sản phẩm từ nho cũng giúp có được thói quen ăn uống tốt hơn, người tiêu thụ nho tươi, nho khô hay nước ép nho nguyên chất có những dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin A, C, canxi, magiê và kali nhiều hơn những người không tiêu thụ các sản phẩm từ nho. Mặt khác, những người dùng nho cũng tiêu thụ ít calories, ăn ít chất béo, ngọt và dùng ít thức uống có cồn hơn nhóm đối chứng
- Nho là món ăn vặt như thuốc cho người bị cao huyết áp, nhờ tác dụng vừa lợi tiểu vừa bổ sung kali, huyết áp của người hay dùng nho khô ổn định hơn nhóm không dùng nho. Đặc biệt, nho khô được phát hiện có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, giúp bà bầu tránh bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Nho khô có thể giúp loại bỏ các mẩu thực phẩm kẹt trong răng vì trong nó có 5 chất có khả năng kháng vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu là oleanolic acid, oleanolic aldehyde, betulin, betulinic acid và 5-(hydroxy methyl)-2-furfural. Đáng kể nhất là chất oleanolic acid, với khả năng hãm đà tăng trưởng của một loại vi khuẩn có thể gây sâu răng và một loại vi khuẩn khác gây bệnh nướu. Đồng thời có thể ngăn chặn các vi khuẩn bám trên bề mặt, vì thế hạn chế sự hình thành bựa răng. Vì vậy, nho rất lý tưởng cho bà bầu mắc bệnh về răng miệng.
- Nho khô chứa nhiều chất xơ nên là món ăn công hiệu cho người bị táo bón và bệnh trĩ. Cũng nhờ tác dụng kéo chất béo qua đường ruột nên nho khô gián tiếp hạ cholesterol.
http://www.vatgia.com/raovat/2034/6170309/ban-qua-oc-cho-oc-cho-tuyet-hat-mac-ca-hanh-nhan-hat-thong-ho-dao-tao-mat-hat-bi-tra-xanh-hat-bao-ngu.html
http://afamily.vn/me-va-be/9-do-an-vat-co-loi-cho-ba-bau-20120820050412512.chn
http://www.webtretho.com/forum/f92/nhung-mon-an-vat-ba-bau-nen-nham-nhi-666748/