Rau dền

Tên khác:
Dền đỏ, dền tía, dền cơm, dền gai, dền hạt Mexico, dền đuôi chồn, dền gù hoàng tử
Bà bầu nên dùng hay không?Nên
Sơ lược:Thân và lá rau dền có vị ngọt, chứa sắt, vitamin B2, vitamin C, axít nicotic và canxi (dền gai có hàm lượng canxi tối đa đến 0,2%). Hạt ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C còn giàu tinh bột, đạm thực vật (các loài dền hạt trồng làm lương thực có hàm lượng đạm thực vật từ 12 đến 16%) và lysin. Bà bầu có thể ăn được rau dền.
Lượng chất:Thành phần trung bình có trong 100g lá và hạt dền:
Thành phần: Lá tươi - Hạt
Năng lượng: 36 Cal - 391 Cal
Nước: 86,9 g - 9 g
Protein: 3,5 g - 15 g
Chất béo: 0,5 g - 7 g
Tinh bột: 6,5 g - 63 g
Chất xơ: 1,3 g - 2,9 g
Phốtpho: 67 mg - 477 mg
Sắt: 3,9 mg
Kali: 411 mg
Vitamin A: 6100 IU
Vitamin B2: 0,16 mg - 0,32 mg
Niacin: 1,4 mg - 1,0 mg
Vitamin C: 80 mg - 3 mg
Vitamin B1: 0,08 mg - 0,14 mg
Canxi: 267 mg - 490 mg
Khoáng chất: 2,6 g - 2,6 g
Y học cổ truyền phương Đông còn sử dụng dền để làm thuốc. Ở Việt Nam, dền đỏ được dùng trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc...; dền cơm dùng trong các bài thuốc chữa táo bón, nhức đầu, chóng mặt...; dền gai là một vị thuốc trị rết cắn, ong đốt, mụn nhọt, lị...Ở Mexico, cây dền hạt cũng được dùng trị bệnh nhuận tràng, sử dụng làm chất kết dính trong công nghiệp dược.
Nguồn tham khảo:http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_D%E1%BB%81n