Thịt vịt


Tên khác:

Bà bầu nên dùng hay không?

Nên

Sơ lược:

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhất là protein. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, một số vitamin, acide nicotic… rất cao. Ăn thịt vịt có thể giảm phù nề, làm tăng sữa cho sản phụ thiếu sữa. Bà bầu có thể ăn thịt vịt. Tuy nhiên, thịt vịt có tính hàn, bà bầu không nên ăn nhiều.

Lượng chất:

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.

Lưu ý:

Bà bầu có thể ăn thịt vịt. Tuy nhiên, thịt vịt có tính hàn, bà bầu không nên ăn nhiều.

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt. Thịt vịt có mùi hôi khó chịu, nên phải khử mùi trước khi chế biến. Gừng và rượu là hai loại gia vị hữu hiệu để khử mùi vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu rồi rửa sạch là vịt hết mùi hôi. Nếu không có gừng hoặc rượu, có thể thay thế bằng muối và giấm.

Nguồn tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8Bt_v%E1%BB%8Bt