Trái hồng


Tên khác:

Hồng, quả hồng, hồng tươi, hồng mềm, hồng đỏ, hồng giòn, hồng mòng

Bà bầu nên dùng hay không?

Nên

Sơ lược:

Hồng có vị ngon và ngọt. Hồng chứa các loại vitamin và nguyên tố vi lượng như kali, sắt, magiê, canxi và phốt pho. Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nó là thích hợp cho phụ nữ mang thai. Nhưng hồng có thể gây táo bón và có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, cần ăn hồng với một lượng vừa phải.

Lượng chất:

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g (3,5 oz) hồng tươi:
Năng lượng: 293 kJ (70 kcal)
Carbohydrates: 18.59 g
- Đường: 12.53 g
- Chất xơ thực phẩm: 3.6 g
Chất béo: 19 g
Chất béo no: 0.02 g
Protein: 0.58 g
Riboflavin (Vit. B2): 2.5 mg (167%)
Axit folic (Vit. B9): 8 μg (2%)
Vitamin C: 7.5 mg (13%)
Canxi: 8 mg (1%)
Sắt: 15 mg (1%)
Natri: 1 mg (0%)

Lưu ý:

- Hồng có thể gây táo bón. Bà bầu nên ăn hồng với một lượng vừa phải.
- Không nên ăn hồng lúc đói: Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi.
- Không ăn vỏ hồng: Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
- Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua: Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
- Sau khi uống rượu không nên ăn hồng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, sau một thời gian dài gây tắc ruột.
- Người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày nên tránh ăn hồng: Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
- Những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn. Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
- Không ăn hồng cùng lúc với thịt giàu chất đạm. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
- Không ăn hồng khi uống rượu: Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
- Không ăn hồng với khoai lang: Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Nguồn tham khảo:

http://tgpn.vn/ba-bau/ba-bau-nen-an-gi/4-loai-hoa-qua-tot-cho-phu-nu-mang-thai
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_(qu%E1%BA%A3)
http://giadinh.net.vn/suc-khoe/nhung-cam-ki-khong-the-bo-qua-khi-an-hong-20131002050054319.htm