Trái kiwi

Tên khác:
Quả kiwi, kiwi, mi hầu đào, dương đào, lý gai
Bà bầu nên dùng hay không?Nên
Sơ lược:Kiwi có chứa folate, nhiều vitamin A, C, E, magie, sắt, ka-li, giúp phòng chống nhiều bệnh. Kiwi tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thần kinh ở phụ nữ mang thai. Kiwi có tác động tích cực tới hệ hô hấp của mẹ và bé. Đặc biệt kiwi giúp phụ nữ mang thai ổn định huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Lượng chất:Quả kiwi, tươi sống
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng: 255 kJ (61 kcal)
Carbohydrates : 14.66 g
- Đường: 8.99 g
- Chất xơ thực phẩm: 3.0 g
Chất béo: 0.52 g
Protein: 1.14 g
- lutein và zeaxanthin: 122 μg
Thiamin (Vit. B1): 0.027 mg (2%)
Riboflavin (Vit. B2): 0.025 mg (2%)
Niacin (Vit. B3): 0.341 mg (2%)
Vitamin B6: 0.63 mg (48%)
Axit folic (Vit. B9): 25 μg (6%)
Vitamin C: 92.7 mg (155%)
Vitamin E: 1.5 mg (10%)
Vitamin K: 40.3 μg (38%)
Canxi: 34 mg (3%)
Sắt: 0.31 mg (2%)
Magie: 17 mg (5%)
Phốt pho: 34 mg (5%)
Kali: 312 mg (7%)
Natri: 3 mg (0%)
Kẽm: 0.14 mg (1%)
Mangan: 0.098 mg
Ăn một quả kiwi hàng ngày có thể giúp sản sinh những vi chất bảo vệ cơ thể chống lại việc phá huỷ ADN và ngăn chặn các bệnh ung thư phổi, miệng, cổ họng, dạ dày, đại tràng và thực quản.
Hàm lượng vitamin C cao trong kiwi bảo vệ cơ thể chống lại sự oxy hoá tế bào, phòng chống xơ vữa động mạch, chống đông máu, hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống thiếu máu, hạ huyết áp, hạ cholesterol và triglyceride trong máu, giúp giảm thiểu các cơn đau thắt ngực.
Các khoáng tố vi lượng như kali, magie, đồng trong kiwi đều có vai trò bảo vệ tim. Ăn trái kiwi còn giúp tăng cường tái tạo mô liên kết bảo vệ các khớp, giúp hệ xương cứng chắc. Chất xơ trong kiwi giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hoá, tránh được nguy cơ táo bón, trĩ và ung thư ruột kết, đồng thời giúp cân bằng lượng đường trong máu, rất có lợi cho người tiểu đường.
Phụ nữ nếu ăn kiwi trước khi mang thai thì có thể tự tin sẽ có một thai nhi khoẻ mạnh. Nó còn giúp người mẹ không bị táo bón và tránh hiện tượng không dung nạp lactose trong thời gian mang thai. Kiwi cũng giúp hệ miễn dịch của thai nhi được tăng cường, hạn chế trẻ sinh ra bị hen suyễn hoặc eczema.
Chỉ cần ăn ba lát kiwi mỗi ngày là phòng được nguy cơ thoái hoá điểm vàng.
Một số trường hợp không nên ăn kiwi:
- Sạn thận, sạn mật: do hàm lượng oxalate có trong trái nên những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật tránh dùng. Chất này còn hạn chế sự hấp thu canxi vào cơ thể, tuy nhiên các nghiên cứu cũng xác nhận ảnh hưởng này không đáng kể nếu bộ máy tiêu hoá của bạn tốt và nhai kỹ khi ăn.
- Dị ứng mủ: cũng giống như bơ và chuối, trái kiwi có chứa các chất mủ liên quan đến hội chứng dị ứng mủ trái cây. Có bằng chứng rõ ràng của phản ứng dị ứng chéo giữa mủ cao su và những thực phẩm này. Nếu bạn từng bị dị ứng với mủ cao su, bạn rất có khả năng dị ứng với những trái cây này.
- Cảm giác ngứa miệng, sưng môi, đỏ da có thể xuất hiện. Nếu quy trình chế biến kiwi có sử dụng khí ethylene sẽ làm gia tăng các enzyme gây dị ứng. Tuy nhiên, khi nấu chín thì các enzyme này sẽ bị vô hiệu.
http://www.amthuc365.vn/t14556c195/me-va-be/2012/08/loi-ich-va-3-mon-ngon-tu-kiwi-tot-cho-ba-bau.html
http://alobacsi.vn/20120813100444728p0c164/qua-kiwi-voi-ba-bau.htm
http://afamily.vn/me-va-be/ba-bau-can-luu-y-khi-an-mot-so-thuc-pham-20121115112111971.chn