Trứng gà


Tên khác:

Bà bầu nên dùng hay không?

Nên

Sơ lược:

Trứng gà chứa kali, natri, magie, photpho, sắt, protein, vitamin A, D, B2, B6, B12, sắt, canxi, phốt pho, kali, chất béo. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Phụ nữ mang thai nên ăn trứng gà.

Lượng chất:

Lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nhất là sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai nên ăn trứng gà.

Lượng chất có trong một quả trứng gà (khoảng 60g):

Năng lượng: 91 Kcal
Protein: 7.74g
Chất béo: 6g
Vitamin A Retinol Equivalent: 84μg
Vitamin D: 1.08μg
Vitamin E Alpha Tocopherol: 0.6mg
Vitamin K: 7.2μg
Vitamin B1: 0.04mg
Vitamin B2: 0.24mg
Vitamin B6: 0.04mg
Vitamin B12: 0.54μg
Folate: 21μg
Pantothenic Acid: 0.81mg
Biotin: 15μg
Sodium: 78mg
Kali: 78mg
Canxi: 30.6mg
Magie: 6.6mg
Phốt pho: 108mg
Sắt: 1.08mg
Kẽm: 0.78mg
Đồng: 0.05mg
I-ốt: 9μg
Selenium: 21.6μg
Molybdenum: 3μg
Cholesterol: 425 mg

Lưu ý:

Không nên ăn trứng gà với đậu tương: Trong đậu tương có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất... nếu kết hợp với trứng gà sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng này.

Không nên ăn trứng gà cùng với thịt thỏ: Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.

Không nên ăn trứng gà cùng với đường trắng: Hai thức ăn này kết hợp với nhau không chỉ khiến cho cơ thế khó hấp thu mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.

Không nên ăn trứng gà với hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Ngoài ra, khi ăn trứng gà cần tránh một số điều sau đây:

- Không ăn trứng gà đã chín để qua đêm: Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.

- Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà: Rất nhiều người ăn xong trứng gà sẽ uống nước trà để bớt bứ nhưng trong lá trà có axit tannic acid, chất này kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu hoá do nhu động ruột giảm.

- Không dùng các loại thuốc chống viêm: Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.

- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.

- Bà bầu tuyệt đối không ăn trứng chưa nấu chín kỹ.

Nguồn tham khảo:

http://mommy.vn/kien-thuc-mang-thai/vi-sao-ba-bau-nen-an-trung-ga.html
http://slism.com/calorie/112005/
http://www.nguoiduatin.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-khi-su-dung-trung-ga-a126843.html
http://giaoduc.edu.vn/news/suc-khoe-720/luu-y-khi-an-trung-ga-114489.aspx