TUẦN 36

Tổng hợp kiến thức tuần 36 dành cho bà bầu



Dinh dưỡng thai kì Tuần 36

Thông tin thai kì Tuần 36


Em Bé:

Bé nặng 2.720kg và dài 46cm. Lông tơ và màng bao quanh bé để bảo vệ bé trong suốt chín tháng trong môi trường nước ối đã dần rơi bớt. Vào cuối tuần này, em bé được coi là ở trong kỳ sớm (early term). Em bé sinh trước tuần 37 được xem là sinh non, từ tuần 39-40 được gọi là sinh đủ tháng và tuần 41 là sinh muộn. Hầu hết em bé đều chúc đầu xuống dưới, nếu không, bác sĩ sẽ gây một số áp lực lên bụng để kích thích bé chúc đầu xuống dưới.

Bà Bầu:

Bé đã chiếm rất nhiều không gian, mẹ có thể gặp rắc rối dù cố gắng ăn một bữa ăn bình thường. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra. Tuy nhiên, mẹ có thể ít bị ợ nóng và dễ thở hơn khi em bé di chuyển xuống vùng mu. Quá trình này thường xảy ra vài tuần trước khi sinh. Khi bé di chuyển xuống dưới, mẹ có thể cảm thấy sức ép ở vùng bụng dưới, làm mẹ khó chịu và phải đi tiểu nhiều hơn. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy nhiều cơn gò Braxton Hicks hơn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những triệu chứng sinh con để chắc chắn bạn nhận biết được lúc nào là cơn gò bình thường, lúc nào là bạn sắp sinh. Thông thường, nếu thai bạn đủ tháng, bạn sẽ sinh con lúc các cơn gò kéo dài khoảng một phút và đến cách nhau 5 phút trong vòng một giờ đồng hồ. Bạn có thể sẽ phải nhập viện ngay nếu bé ít hoạt động, bạn bị vỡ ối, chảy máu âm đạo, sốt, hoặc đau đầu dữ dội, đau bụng dưới, hoặc thị lực thay đổi. Mẹ không nên đi đâu xa vào những tuần cuối của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ ba, bà bầu sẽ cần nhiều hơn 450 calories/ngày so với lúc chưa có thai. Bà bầu chú ý nạp đủ vitamin C trong các tuần 33, 34, 35, 36 để tăng sức đề kháng, làm xương và cơ bắp thai nhi chắc khỏe.

Tam cá nguyệt:

Thứ ba

Nguồn tham khảo:

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-36-weeks_1125.bc