Vitamin C (Nên dùng hay không: Nên)
Vitamin C cần thiết để cơ thể tạo ra collagen, một protein cấu thành sụn, dây chằng, xương, và da. Thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh có thể làm suy yếu sự phát triển thần kinh. Vitamin C sửa chữa mô, làm lành vết thương, chống viêm nhiễm, bảo vệ tế bào khỏi bị hủy hoại. Vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thu chất sắt. Phụ nữ có thai cần ít nhất 85 milligrams (mg) vitamin C mỗi ngày
Vitamin D (Nên dùng hay không: Nên)
Vitamin D hỗ trợ cơ thể mẹ hấp thụ canxi và phốt pho; giúp răng và xương của thai nhi phát triển. Thiếu vitamin D làm thai nhi chậm phát triển và dị dạng cột sống. Trẻ sơ sinh khi sinh ra bị nhẹ cân, còi xương, xương phát triển không bình thường, và chậm phát triển thể chất. Mẹ thiếu vitamin D có liên quan với bệnh tiểu đường do mang thai, tiền sản giật, và phải mổ lấy thai. Phụ nữ có thai cần 200 UIs vitamin D mỗi ngày.
Vitamin E (Nên dùng hay không: Nên)
Vitamin E giúp thai nhi hình thành và sử dụng các tế bào hồng cầu và cơ bắp. Thiếu vitamin E làm trẻ sinh ra nhẹ cân, trong khi thừa vitamin E có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Vitamin E cũng làm giảm tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật. Lượng vitamin E tối đa mà phụ nữ có thai nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là từ 15-19 mg.
Vitamin K (Nên dùng hay không: Nên)
Vitamin K có tác dụng quan trọng cho hệ thống ngưng máu của thai nhi trong thời kỳ sắp sinh nở, tham gia vào quá trình khôi phục oxy hoá tế bào, điều tiết sự hấp thu lượng canxi còn tồn đọng. Phụ nữ mang thai thường được khuyên bổ sung thêm Vitamin K (khoảng 10mg/ngày) vào 4 tuần cuối trong thời kỳ mang thai để giảm khả năng em bé sinh ra bị thiếu Vitamin K.
Đồng (Nên dùng hay không: Nên)
Đồng giúp hình thành tim, mạch máu, xương sống và hệ thần kinh của thai nhi. Đồng rất cần thiết để tạo nên các tế bào hồng cầu. Đồng cũng tăng khả năng sửa chữa các mô của cơ thể và giúp cơ thể phân tách đường. Nó cũng giúp tóc khỏe. Phụ nữ có thai cần 1 mg đồng/ngày