Thai kì tuần 31
Bé dài 40cm và nặng khoảng 1.5kg và tiếp tục tăng trưởng nhanh. Bé có thể quay đầu bên này qua bên kia, tay, chân, cơ thể đã tròn trịa hơn nhờ những mô mỡ liên tục được thêm vào dưới da. Vì bé di chuyển rất nhiều nên có thể làm mẹ hơi khó ngủ.
Thai kì tuần 32
Em bé nặng khoảng 1700g và dài 41cm, chiếm gần hết không gian trong tử cung của mẹ. Mẹ sẽ tăng khoảng 120g một tuần và khoảng một nửa cân nặng đó là của em bé.
Bé bây giờ đã có móng tay, móng chân, và tóc thật sự. Da bé đã trở nên mềm và mịn như khi được sinh ra.
Thai kì tuần 33
Vào tuần này, bé nặng khoảng 1.8kg và dài 43cm. Bé đã không còn nhăn nheo nữa và xương sống đã cứng hơn nhiều. Xương của bé chưa hợp nhất lại, việc này cho phép bé di chuyển mềm mại, và dễ chui ra khỏi cơ thể mẹ hơn khi sinh. Những cái xương này không hoàn toàn hợp nhất lại chắc chắn cho tới khi bé trưởng thành, vì vậy trong thời thơ ấu bé sẽ tập trung được cao hơn để phát triển trí não và các mô khác.
Thai kì tuần 34
Bé đã nặng khoảng 2kg 154g và dài 45cm. Những lớp mỡ, giúp nhiệt độ cơ thể bé ổn định khi bé sinh ra, đã được lấp đầy, giúp bé trông tròn trịa. Da trở nên mịn màng hơn bao giờ hết. Hệ thần kinh trung ương đã hoàn chỉnh và phổi bé đang dần hoàn thiện. Nếu bạn lo sẽ sinh non, thì bạn có thể yên tâm là nếu bé sinh ra khi được từ tuần 34 đến 37 tuần thì sẽ không có vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng. Bé có thể cần phải được chăm sóc đặc biệt một thời gian ngắn và có thể có một vài vấn đề sức khỏe trong ngắn hạn, nhưng về sự phát triển lâu dài, thì bé sẽ không thua kém gì các bé được sinh đủ tháng.
Thai kì tuần 35
Bé không có nhiều không gian để loay hoay nữa. Bé dài 45cm và nặng 2380g. Vì chật chội, bé không thể nhào lộn nữa, nhưng vẫn đạp mẹ như bình thường. Thận của bé đã phát triển hoàn thiện, và gan có thể lọc một số sản phẩm thải ra. Hầu hết những phát triển về mặt thể chất của bé đã hoàn thiện, vài tuần tới bé sẽ để dành để tăng cân thôi.
Thai kì tuần 36
Bé nặng 2.720kg và dài 46cm. Lông tơ và màng bao quanh bé để bảo vệ bé trong suốt chín tháng trong môi trường nước ối đã dần rơi bớt.
Vào cuối tuần này, em bé được coi là ở trong kỳ sớm (early term). Em bé sinh trước tuần 37 được xem là sinh non, từ tuần 39-40 được gọi là sinh đủ tháng và tuần 41 là sinh muộn. Hầu hết em bé đều chúc đầu xuống dưới, nếu không, bác sĩ sẽ gây một số áp lực lên bụng để kích thích bé chúc đầu xuống dưới.
Thai kì tuần 37
Bé chưa được gọi là đủ tháng nếu chưa được 39 tuần. Hai tuần nữa trong bụng mẹ cho phép não và phổi bé phát triển hoàn thiện. Bé lúc này nặng 2.873kg và dài 48cm.
Thai kì tuần 38
Bé nặng khoảng 3.08kg và dài 48cm. Bé có thể nắm tay rất chặt. Tất cả cơ quan nội tạng đều đã phát triển hoàn thiện.
Thai kì tuần 39
Bé tiếp tục phát triển thêm các mô mỡ để giữ nhiệt khi sinh ra. Bé lúc này nặng hơn 3175g và dài 50cm. Bé trai sẽ có thể nặng hơn bé gái. Lớp bọc ngoài của da tróc khi da non hình thành phía bên dưới.
Thai kì tuần 40
Em bé sơ sinh thường nặng khoảng 3.4kg và dài khoảng 50cm. Xương của bé chưa hợp nhất lại chặt chẽ với nhau, cho phép bé dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ.