40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp 40 tuần dành cho bà bầu



Thai kì tuần 11

Lúc này bé đã được khoảng 4-5cm, tất cả các bộ phận đã được hình thành. Tay bé bắt đầu mở ra và nắm lại như quả đấm. Những dấu hiệu đầu tiên của răng xuất hiện ở bên dưới lợi, và một vài cái xương của bé trở nên cứng hơn. Em bé lúc này đã bắt đầu đạp và kéo dãn. Bé làm những việc này rất dễ dàng. Những hoạt động này sẽ ngày càng nhiều hơn khi cơ thể bé phát triển. Tuy nhiên, mẹ sẽ không cảm thấy bé hoạt động gì cho tới một tháng, hay hai tháng nữa. Mẹ cũng sẽ không cảm thấy bé nấc cụt, dù có thể bé đã bắt đầu nấc cụt rồi, vì cơ hoành của bé đã hình thành.



Thai kì tuần 12

Sự phát triển quan trọng nhất tuần này của thai nhi chính là khả năng phản xạ. Ngón tay của bé bắt đầu nắm và mở. Các ngón chân co lại, cơ bắp của mắt nhắm nghiền, và miệng của bé bắt đầu mút. Nếu bà bầu thúc vào bụng mình, bé sẽ cục cựa phản xạ lại, mặc dù mẹ có thể không cảm nhận được. Ruột của bé, vốn phát triển rất nhanh đến mức nhô ra đến dây rốn, sẽ bắt đầu di chuyển vào ổ bụng, và thận bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang. Cùng lúc đó, những tế bào thần kinh được phân chia rất nhanh. Và trong não của bé, những khớp nối thần kinh hình thành mạnh mẽ. Bé đã có gương mặt của một con người. Mắt bé di chuyển từ hai bên về trước đầu, tai đã về đúng vị trí. Từ đỉnh đầu đến hậu môn, bé dài khoảng 6cm, và nặng khoảng 14g.



Thai kì tuần 13

Vân tay đã hình thành trên những ngón tay nhỏ của bé. Những mạch máu và cơ quan nội tạng đã thấy rõ qua làn da mỏng, và kích thước cơ thể bắt đầu phát triển kịp với kích thước của đầu. Nếu bé là con gái, thì lúc này bé đã có hơn 2 triệu trứng trong buồng trứng. Bé lúc này dài khoảng 9cm và nặng gần 28g.



Thai kì tuần 14

Bé đã có thể liếc, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, và mút ngón tay nhờ vào sự phát triển của não. Thận bé đã có nước tiểu, và bé sẽ thải ra vùng nước ối bên ngoài. Bé đã duỗi dài ra. Từ đầu tới chân, bé dài khoảng 10cm và nặng khoảng 42.5g. Lúc này cơ thể bé phát triển nhanh hơn đầu. Vùng cổ đã rõ ràng hơn. Vào cuối tuần này, tay và chân của bé bắt đầu dài hơn theo nhịp độ của cơ thể. Lông tơ bắt đầu che phủ cơ thể bé. Gan của bé bắt đầu sản xuất mật trong tuần này. Lá lách bắt đầu giúp sản xuất tế bào hồng cầu. Tay và chân bé đã bắt đầu linh hoạt hơn.



Thai kì tuần 15

Bé đã dài 12cm và nặng 70g. Chân bé đã dài hơn tay. Bé đã có thể cử động tất cả các khớp nối. Mặc dù bé vẫn nhắm mắt, bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn đi siêu âm vào thời điểm này, bạn sẽ biết bé của bạn là trai hay gái.



Thai kì tuần 16

Đây là giai đoạn phát triển mạnh của thai nhi. Trong vài tuần tới, bé sẽ gấp đôi cân nặng và kích thước. Bây giờ bé đã bằng kích thước một quả bơ: 13cm và nặng 100g. Chân bé đã phát triển rất nhiều, đầu thẳng lên, và hai mắt tiến lại gần hơn ở phía trước đầu. Da đầu bắt đầu hình thành. Móng của chân xuất hiện. Tim của bé bây giờ bơm được khoảng 24 lít máu/ngày, và sẽ ngày càng tăng thêm khi bé phát triển hoàn thiện hơn.



Thai kì tuần 17

Cột sống của bé đã chuyển từ sụn mềm sang xương cứng. Dây rốn trở nên dày và chắc chắn hơn. Bé bây giờ nặng 142g và dài 12.5cm. Bé đã có thể cử động các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động.



Thai kì tuần 18

Lúc này bé đã được 13cm và nặng khoảng 199g. Bé luôn vận động tay chân, mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động của bé rõ hơn trong tuần này. Những mạch máu của bé vẫn còn thấy rõ qua da. Tai đã vào đúng vị trí. Những dây thần kinh đã có màng bảo vệ. Nếu bạn mang thai bé gái, thì lúc này tử cung và vòi fallopian đã hình thành. Nếu bạn mang thai bé trai, cơ quan sinh dục ngoài của bé đã nhìn thấy rõ, tuy nhiên bé có thể che lại, nên bạn có thể không thấy khi siêu âm.



Thai kì tuần 19

Cơ quan cảm giác của bé phát triển vượt bậc trong tuần này. Não của bé đã được chia khu: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác, và xúc giác. Bé đã có thể nghe tiếng của mẹ. Bé lúc này nặng 240g và dài 15cm. Chân và tay bé đã phát triển đúng tỉ lệ với toàn bộ cơ thể. Thận bé tiếp tục sản xuất nước tiểu, và bé cũng bắt đầu có tóc. Một màng bảo vệ như sáp được hình thành trên da bé để bảo vệ da bé khỏi bị sờn bởi nước ối.



Thai kì tuần 20

Bé lúc này đã nặng khoảng 298g, dài 16cm, từ đầu đến mông, và dài 25cm nếu tính từ đầu đến chân - bằng kích thước của một trái chuối. (Vào 20 tuần đầu tiên, chân của bé co lại trước thân mình, vì vậy khó đo được chiều dài. Chiều dài của bé lúc đó được tính từ đầu tới mông. Từ tuần 20 trở đi, chiều dài của bé được tính từ đầu tới chân). Bé nuốt nhiều hơn vào những ngày này. Bé bắt đầu tiết ra phân, màu đen và dính. Phân sẽ tích lũy trong ruột của bé, bạn sẽ thấy nó khi bé sinh ra.