Dưa món (Nên dùng hay không: Nên)
Dưa món có vị chua giòn và là món dưa kết hợp nhiều loại trái củ: đu đủ xanh, cà rốt, củ cải, su hào, khóm, củ kiệu, đậu phụng, ớt tạo cho người ăn không nhàm chán lại hấp dẫn. Các thành phần trên bà bầu có thể dùng được. Tuy nhiên, không nên dùng dưa món để lâu ngày.
Dưa mắm (Nên dùng hay không: Không)
Dưa mắm có thể làm từ nhiều loại như dưa chuột, dưa leo… nhưng mắm được làm từ dưa gang là phổ biến nhất, bởi sự giòn, thơm và để được lâu hơn. Tuy nhiên, đây là món lên men lâu ngày, thai phụ nên hạn chế ăn thường xuyên vì có thể tiềm ẩn vi khuẩn nếu không sạch.
Dưa xoài non (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Dưa xoài bao tử được làm từ những trái xoài bao tử, xoài non, chỉ to bằng ngón chân cái. Vị giòn mặn chua kích thích dịch vị tiêu hóa. Tuy nhiên, thai phụ nên hạn chế ăn thường xuyên.
Dấm (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Dấm giúp các món ăn thơm ngon. Dấm làm giảm cholesterol toàn phần trong huyết thanh và triacylglycerol, có lợi cho thời kỳ mang thai. Dấm hạn chế tiểu đường thai kỳ, chống nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến thai kỳ. Tuy nhiên gấm có chất cồn, không tốt cho thai nhi. Thai phụ chỉ dùng dấm với liều lượng vừa phải. Ăn nhiều dấm trong thời gian dài gây hạ kali máu, loãng xương, thai di dạng.
Dầu bắp (Nên dùng hay không: Nên)
Dầu bắp chứa nhiều axit béo omega-6 và vitamin E. Bà bầu nên dùng dầu thực vật như dầu ngô thay mỡ động vật.
Dầu cá (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Dầu cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu ngừa được chứng sinh non, giảm nguy cơ bị tiền sản giật, tăng cân cho thai nhi. Tuy nhiên, dầu cá lại có chứa vitamin A dùng quá nhiều có thể gây dị dạng thai nhi hoặc gây đẻ khó do rối loạn cơn co. Vì vậy, việc uống dầu cá phải có chỉ định của bác sĩ.
Dầu dừa (Nên dùng hay không: Nên)
Dầu dừa có công dụng tuyệt vời với bà bầu và phụ nữ đang cho con bú. Phụ nữ mang thai bị rạn da vẫn có thể dùng dầu dừa để hạn chế vết rạn và làm mờ dần vết rạn da. Với chị em đang cho con bú, có thể dùng dầu dừa bôi đầu ti để tránh bị nứt ti. Uống một thìa dầu dừa nhỏ mỗi sáng còn rất tốt cho sữa và làm nhiều sữa hơn.
Dầu gạo (Nên dùng hay không: Nên)
Dầu gạo được chiết xuất từ lớp vỏ cám (vỏ lụa) của hạt gạo, chứa nhiều dưỡng chất quý giá như vitamin, chất chống o-xy hóa... tốt cho sức khỏe. Dầu gạo còn có tác dụng giúp dễ tiêu hoá và kích thích việc ăn uống vì giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.
Dầu gấc (Nên dùng hay không: Không)
Dầu gấc chứa beta-caroten 190mg% (cao gấp 15,1 lần cà rốt và gấp 68 lần cà chua…), lycopen, alphacotopherol 12mg% (tiền vitamin E) rất nhiều chất béo thực vật và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ không nên sử dụng trong lúc có thai.
Dầu hào (Nên dùng hay không: Nên)
Dầu hào là loại nước chấm hơi sệt màu nâu sẫm được dùng trong các món ăn Trung Quốc, Philippines và Thái Lan. Dầu hào chứa omega-3 có lợi cho trí não, gan và hệ thống thần kinh. Đây là gia vị an toàn cho mẹ bầu.