THỰC PHẨM CHO 40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Củ ấu (Nên dùng hay không: Nên)

Trong hạt ấu có 49% tinh bột và 10,3% protid, và các vitamin B1, B2, PP… Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có công dụng chữa trĩ, viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai ăn được củ ấu.



Da gà (Nên dùng hay không: Không)

Phần da gà chứa rất nhiều chất béo và cholesterol nên những người bị cholesterol trong máu tăng, xơ mỡ động mạch, cao huyết áp, béo phì đều không nên ăn. Phụ nữ có thai cũng nên hạn chế ăn da gà.



Da heo (Nên dùng hay không: Không)

Trong bì lợn có protein rất khó tiêu và đặc biệt là những "thủy tinh con" - chân lông - có khả năng cắm vào màng nhầy ruột non gây tổn thương ruột. Chân lông mặc dù ở mức độ vừa phải nhưng tác dụng lên một chất axít béo không no như bì lợn sẽ phản ứng thành một hợp chất khác gây nguy hại cho sức khoẻ. Mẹ bầu tránh dùng da heo trong thời gian mang bầu.



Dưa chuột (Nên dùng hay không: Nên)

Dưa chuột phòng béo phì ở bà bầu. Vỏ dưa chuột là nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp giảm táo bón và bệnh trĩ cho thai phụ. Vitamin K có trong dưa chuột giúp xương của bà bầu chắc khỏe. Vitamin nhóm B, axit folíc, các chất khoáng như canxi, sắt, magiê và kẽm, hỗ trợ thai phát triển tốt.



Dưa gang (Nên dùng hay không: Nên)

Trong dưa gang có các thành phần: nước, protid, lipic, glucid, cellulose, vitamin A,B, C. Dưa gang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, thông khí, lợi tiểu, giúp phụ nữ dưỡng huyết, an thai.



Dưa giá (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Dưa giá là một món ăn sử dụng phương pháp lên men rau quả, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Nó được làm từ giá đỗ, cho thêm cà rốt thái chỉ, lá hẹ..., dùng để ăn chung với thịt kho, để cuốn bánh tráng. Người mang thai cũng nên dùng thực phẩm lên men như dưa giá, dưa chua cùng bữa ăn. Tuy nhiên, không nên ăn dưa giá đã lên men lâu ngày.



Dưa hấu (Nên dùng hay không: Nên)

Dưa hấu dồi dào vitamin A, C, B6, kali, magiê – cần thiết cho sự phát triển thị giác, trí não, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi. Dưa hấu giúp ngừa chứng ợ nóng, giảm thiểu tình trạng phù nề, tiền sản giật, tránh bị chuột rút.



Dưa lê (Nên dùng hay không: Nên)

Có hai loại dưa lê là dưa da trơn và dưa da sần. Dưa lê có hàm lượng vitamin C, axit folic và chất khoáng như magie, kali khá cao, và không có cholesterol. Với một hàm lượng axit folic cao, dưa lê rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Chất magie trong quả dưa lê giúp bà bầu giảm được chứng chuột rút ở chân.



Dưa lưới (Nên dùng hay không: Nên)

Dưa vàng có nhiều beta-carotene, axit folic, vitamin B6, và vitamin C. Dưa lưới cũng có nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón. Đây là loại trái cây rất tốt cho thai phụ.



Dưa muối (Nên dùng hay không: Không)

Dưa muối là món ăn có nguyên liệu chính là một hay nhiều loại thực vật (rau, củ, quả) được trộn với muối và một số gia vị khác, để lên men vi sinh tạo chua. Dưa muối là một trong những thực phẩm lên men dễ tiêu hoá. Bà mẹ mang thai có thể ăn được, nhưng hạn chế ăn các loại dưa cải muối xổi, hoặc dưa đã quá chua, nổi váng. Dưa cải muối chứa nhiều phèn chua nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh.