THỰC PHẨM CHO 40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Dầu ô liu (Nên dùng hay không: Nên)

Trong dầu ô liu chứa hơn 80% axit béo và axit béo omega-3, omega-6 có lợi cho cơ thể hơn bất cứ một loại dầu thực vật nào. Dầu ô liu cũng có nhiều loại vitamin E, K, và chất chống oxy hoá nhưng lại không cholesterol, nên khả năng hấp thụ và tiêu hoá vào trong cơ thể là rất lớn.



Dầu ăn (Nên dùng hay không: Nên)

Dầu thực vật chứa ít cholesterol hơn mỡ động vật. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ, dầu ca cao). Đồng thời, dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K. Phụ nữ có thai nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật nhưng phải phối hợp dầu thực vật trong khẩu phần ăn hợp lý với hàm lượng vừa phải.



Dầu đậu nành (Nên dùng hay không: Nên)

Alpha-linolenic acid là một loại omega-3 axit béo được tìm thấy ở thực vật. Nó tương tự như các axit béo omega-3 trong dầu cá, gọi là EPA & DHA. Đây là các chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh, trong bào thai. Acid alpha-linolenic có trong dầu đậu nành, vì thế dầu đậu nành rất có ích cho mẹ bầu.



Dọc mùng (Nên dùng hay không: Nên)

Dọc mùng rất nghèo dưỡng chất và năng lượng nhưng ăn rất ngon và giúp đỡ ngán thịt cá trong canh, ăn nhiều làm chất độn giúp giảm cân. Thành phần của dọc mùng chủ yếu là nước, carbohydrates, kali và một số ít các vitamin và khoáng chất khác.



Dồi trường (Nên dùng hay không: Không)

Đây là nhóm thực phẩm khoái khẩu ngon miệng, nhưng lại có chứa nhiều khuẩn listeria, thủ phạm gây tiêu chảy, và có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mẹ bầu không nên dùng.



Gan gà (Nên dùng hay không: Không)

Gan gà giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây dị thai. Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi.



Gan lợn (Nên dùng hay không: Không)

Gan lợn tuy giàu dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng nhưng cũng có thể là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại cho sức khỏe. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển hóa và giải các chất độc nên nếu bị bệnh hoặc hoạt động kém, nó sẽ chứa rất nhiều mầm bệnh. Bà bầu không nên ăn gan lợn.



Gan vịt (Nên dùng hay không: Không)

Gan vịt giàu protein, khoáng chất, vitamin và các axit amin thiết yếu, đặc biệt là vitamin A và chất đồng. Tuy nhiên, gan là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Phụ nữ có thai không nên ăn gan vịt.



Ghẹ (Nên dùng hay không: Nên)

Thành phần dinh dưỡng của ghẹ gồm có protein, lipit, canxi, phốt pho, và đặc biệt là sắt, rất tốt cho các bà mẹ mang bầu cần bổ xung canxi và dưỡng chất.



Giá đỗ (Nên dùng hay không: Nên)

Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Giá có thể giúp bà bầu tránh sảy thai, giảm huyết áp khi mang thai.