Lá sen (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Lá sen giúp hạ cholesterol và lipid máu, giúp giảm cân, giảm mỡ bụng dành cho các phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, trà lá sen khô còn có công dụng giải nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, chỉ được dùng 15-20 g mỗi ngày cho người lớn, nếu dùng quá liều sẽ gây độc. Mẹ bầu nên dùng hạn chế.
Lá trầu (Nên dùng hay không: Nên)
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt, đặc biệt với bà bầu. Lá trầu xua tan chướng bụng khi bầu bí. Lá trầu giúp giảm đau rát "vùng kín" và són tiểu cho bà bầu.
Lá tía tô (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Trong Đông y lá tía tô cũng là một loại thuốc, có tác dụng giải cảm. Với người có thai, việc dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm cũng rất tốt. Tuy nhiên, nếu dùng dài ngày đặc biệt, dùng thay nước uống hằng ngày thì lại gây hại. Cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Lá xoài (Nên dùng hay không: Nên)
Lá xoài có tác dụng an thần, làm săn da, trị ho và viêm họng, trị bệnh đái tháo đường, cầm tiêu chảy, tuy nhiên lá xoài không tốt cho người bị táo bón. Hiện nay chưa có thông tin nào về việc phụ nữ mang thai không nên ăn lá này, trừ việc mẹ bầu bị táo bón thì không nên sử dụng.
Lòng lợn (Nên dùng hay không: Nên)
Lòng lợn là một món khoái khẩu của người Việt, nhưng không mấy ai biết, trong cả Đông và Tây y, đây là một thực phẩm chữa bệnh vô cùng quý giá. Đến tuần thứ 32 của thai kỳ, ăn dạ dày lợn hấp tiêu sẽ rất tốt cho em bé. Tuy nhiên, lòng lợn có hàm lượng đạm cao nên không dùng cho bệnh nhân gút, thận trọng với bệnh nhân cholesterol cao.
Lúa mì (Nên dùng hay không: Nên)
Lúa mì, gạo là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn lúa mì có thể vượt qua được chứng táo bón, là chứng bệnh phổ biến khi mang thai. Lúa mì cũng rất giàu vitamin nhóm B (đặc biệt là B1 và axit folic), sắt, phốt pho, kẽm.
Lúa mạch đen (Nên dùng hay không: Nên)
Lúa mạch đen giàu carbohydrate và các khoáng chất cần thiết cho thai phụ. Tuy nhiên, lúa mạch có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, dễ thúc đẩy cơn co tử cung. Bà bầu không nên dùng quá thường xuyên với lượng lớn.
Lươn (Nên dùng hay không: Nên)
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Lươn chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, D, E cùng các khoáng chất quan trọng khác cho cơ thể như canxi, selenium, phốt pho, kẽm, i-ốt.
Lạp xưởng (Nên dùng hay không: Nên)
Lạp xưởng là loại thực phẩm dễ bảo quản và sử dụng, cho giá trị dinh dưỡng cao. Trong lạp xưởng có đạm, chất béo, canxi cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức lạp xưởng, tuy nhiên nên mua ở những nơi uy tín và không nên ăn nhiều.
Lồng mứt (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Lồng mức có nhiều carbohydrate, sắt, folate, vitamin, kali...và nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất cần thiết khác. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn nhiều hồng xiêm vì dễ gây táo bón.