Mùi tây (Nên dùng hay không: Không)
Mùi tây có nhiều vitamin A, axit folic, vitamin C và sắt. Mùi tây có giá trị như một chất làm thơm hơi thở, do nồng độ cao của diệp lục. Một số nhà dinh dưỡng học cũng cho rằng mùi tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người. Do tác dụng kích thích đối với cơ thể nên không được dùng mùi tây đối với phụ nữ đang mang thai.
Măng cụt (Nên dùng hay không: Nên)
Măng cụt là loại quả cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho cả bà bầu. Măng cụt có công dụng chống mệt mỏi, giảm huyết áp, giữ cân bằng trong dạ dày, chống và ngăn ngừa tiểu đường, có lợi cho hệ thống thần kinh, giúp hưng phấn tinh thần, cải thiện làn da, giảm cholesterol...
Măng tây (Nên dùng hay không: Nên)
Măng tây giàu chất xơ, folate, vitamin B1, B2, và nhiều khoáng chất, nhất là sắt.. Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào.
Mầm lúa mì (Nên dùng hay không: Nên)
Mầm lúa mì có nhiều carbohydrate, protein, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất, đặc biệt là mangan, selenium, kẽm, và phốt pho. Mầm lúa mì rất tốt cho phụ nữ có thai, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mầm lúa mì một lúc.
Mật ong (Nên dùng hay không: Nên)
Mật ong chứa rất nhiều carbohydrate, vitamin C, sắt, kẽm, đồng, và crom. Mật ong có lợi cho sự phát triển đại não của thai nhi, tăng cường khả năng miễn dịch cho thai nhi và phòng tránh nhiều chứng bệnh của thai kỳ. Thai phụ dùng một chút mật ong với nước ấm hàng ngày có thể làm giảm chứng cao huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu, chống lão hóa.
Mủ trôm (Nên dùng hay không: Không)
Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao như magie, kali, kẽm...giúp chữa trị các bệnh về tiêu hóa rất hiệu quả, đặc biệt là chứng táo bón. Tuy nhiên, phụ nữ thai nghén, hoặc đang cho con bú thì không nên ăn mủ trôm.
Ngó sen (Nên dùng hay không: Nên)
Ngó sen là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, mát huyết, nhuận tràng. Ăn nhiều ngó sen có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, tăng tiết sữa.
Nha đam (Nên dùng hay không: Không)
Nha đam có chất chống oxy hóa, men tiêu hóa, vitamin nhóm B, C, A, E và các nguyên tố vi lượng. Nha đam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
Nho khô (Nên dùng hay không: Nên)
Nho khô có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và chất xơ tự nhiên rất thích hợp với những người hay bị táo bón, mất ngủ. Nho khô có hàm lượng chất sắt cao giúp bổ khí huyết, có thể ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu và phù thũng.
Nhục đậu khấu (Nên dùng hay không: Không)
Nhục đậu khấu rất giàu chất xơ và sắt. Đây là thực phẩm sinh nhiều nhiệt, có thể trị chứng lạnh bụng. Tuy nhiên phụ nữ có thai tuyệt đối không nên dùng, sẽ gây tác dụng phụ như hao âm, sinh nhiệt, hại thai, táo bón…