Mít non (Nên dùng hay không: Nên)
Mít là một loại trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vị thuốc tốt. Trong múi mít có chứa nhiều gluxit và các loại đường đơn như: fructose, glucose và các chất khoáng như sắt, canxi, phốt pho, nhiều vitamin B2, C cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Mù tạt (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Mù tạt có hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng cao và nhiều đặc tính kháng khuẩn cũng như sát trùng. Dù vậy, bà bầu không nên ăn gia vị cay nóng như mù tạt...có thể làm các triệu chứng trong thai kỳ, như ợ nóng, trầm trọng thêm.
Mùi tây (Nên dùng hay không: Không)
Mùi tây có nhiều vitamin A, axit folic, vitamin C và sắt. Mùi tây có giá trị như một chất làm thơm hơi thở, do nồng độ cao của diệp lục. Một số nhà dinh dưỡng học cũng cho rằng mùi tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người. Do tác dụng kích thích đối với cơ thể nên không được dùng mùi tây đối với phụ nữ đang mang thai.
Măng chua (Nên dùng hay không: Không)
Măng rất độc vì bị ngâm nhiều hoá chất. Đây là thực phẩm bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh không nên ăn.
Măng cụt (Nên dùng hay không: Nên)
Măng cụt là loại quả cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho cả bà bầu. Măng cụt có công dụng chống mệt mỏi, giảm huyết áp, giữ cân bằng trong dạ dày, chống và ngăn ngừa tiểu đường, có lợi cho hệ thống thần kinh, giúp hưng phấn tinh thần, cải thiện làn da, giảm cholesterol...
Măng khô (Nên dùng hay không: Không)
Măng khô có nhiều carbohydrates, các vitamin nhóm B và khoáng chất như kali, kẽm, mangan. Tuy nhiên, việc sản xuất măng khô có thể không hợp vệ sinh và có nhiều chất độc được dùng làm chất bảo quản. Bà bầu không nên dùng măng khô.
Măng tây (Nên dùng hay không: Nên)
Măng tây giàu chất xơ, folate, vitamin B1, B2, và nhiều khoáng chất, nhất là sắt.. Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào.
Măng tươi (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Măng là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre. Đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị, có nhiều chất xơ và các vitamin nhóm B. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi chế biến măng để loại bỏ hết chất độc. Bà bầu có thể ăn măng tươi nhưng cần chế biến kỹ và không ăn nhiều.
Mướp (Nên dùng hay không: Nên)
Mướp có tính mát, có nhiều các vitamin B, carbohydrate, kali. Mướp tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau nhức cơ bắp, giúp tiêu đờm, làm mát máu giải độc và có tác dụng lợi tiểu. Mướp có tác dụng nhất định đối với các triệu trứng đau nhức eo, phù chân tay ở phụ nữ mang thai.
Mầm lúa mì (Nên dùng hay không: Nên)
Mầm lúa mì có nhiều carbohydrate, protein, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất, đặc biệt là mangan, selenium, kẽm, và phốt pho. Mầm lúa mì rất tốt cho phụ nữ có thai, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mầm lúa mì một lúc.