THỰC PHẨM CHO 40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Mầm lúa mạch (Nên dùng hay không: Nên)

Mầm lúa mạch rất giàu dinh dưỡng, gồm nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là axit folic rất tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. Mầm lúa mạch cũng có nhiều khoáng chất như kali, kẽm, mangan, phốt pho, sắt, và vitamin E.



Mận sấy khô (Nên dùng hay không: Nên)

Mận khô chứa nhiều các loại vi dưỡng chất có ích như: beta-carotene, magie, đồng, mangan, vitamin A, B6. Chất xơ có trong quả mận sấy khô có tác dụng nhuận tràng, giúp giảm chứng táo bón ở bà bầu.



Mật ong (Nên dùng hay không: Nên)

Mật ong chứa rất nhiều carbohydrate, vitamin C, sắt, kẽm, đồng, và crom. Mật ong có lợi cho sự phát triển đại não của thai nhi, tăng cường khả năng miễn dịch cho thai nhi và phòng tránh nhiều chứng bệnh của thai kỳ. Thai phụ dùng một chút mật ong với nước ấm hàng ngày có thể làm giảm chứng cao huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu, chống lão hóa.



Mắm cua đồng (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Mắm cua đồng dù có nhiều dinh dưỡng từ cua nhưng lại rất nhiều muối. Bà bầu không nên ăn nhiều vì muối dễ gây tích nước và phù nề.



Mắm cá (Nên dùng hay không: Không)

Theo kinh nghiệm của làng nghề thì chỉ có một số loài cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh... làm mắm là thơm ngon, do thịt cá có độ dai của sớ, khi đem làm mắm mới đạt chuẩn của mắm ngon. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn mắm vì trong mắm có nhiều ký sinh trùng và mắm thường mặn dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và tích nước phù nề.



Mắm cáy (Nên dùng hay không: Không)

Mắm cáy là loại mắm làm từ cáy, một loại cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Thịt cáy lành hơn thịt cua. Mắm nhiều đạm, cũng rất mặn. Bà bầu không nên ăn nhiều vì ăn mặn không tốt cho bà bầu, sẽ dẫn đến tích nước, phù chân.



Mắm kho (Nên dùng hay không: Không)

Mắm kho chủ yếu làm từ cá nên có protein. Tuy nhiên mắm kho rất mặn do nhiều muối. Quá trình chế biến mắm kho cũng có thể không hợp vệ sinh. Bà bầu không nên ăn mắm kho.



Mắm nêm (Nên dùng hay không: Không)

Là một dạng sản phẩm lên men làm từ cá. Mắm nêm thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ...) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt... ). Đồ lên men và để lâu ngày thường không tốt cho bà bầu vì có nhiều loại vi khuẩn, dễ bị nhiễm độc thai nhi, gây sảy thai.



Mắm ruốc (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Bà bầu không nên ăn mắm ruốc do mắm thường kém vệ sinh và lượng muối nhiều dễ gây tích nước và phù nề. Nếu bà bầu muốn ăn mắm ruốc thì nên xào chín rồi hãy ăn, không ăn sống.



Mắm ruột (Nên dùng hay không: Không)

Mắm ruột làm từ ruột cá nên có nhiều protein. Tuy nhiên mắm rất nhiều muối, bà bầu không nên ăn để tránh nạp nhiều muối vào cơ thể, gây tích nước và phù nề.