Bột năng (Nên dùng hay không: Nên)
Bột năng là loại tinh bột của củ khoai mì, còn được gọi là bột mì tinh. Có đến hơn 80% thành phần của bột năng là carbohydrate. Bột năng cũng có chứa sắt, mangan, và canxi.
Bột nếp (Nên dùng hay không: Nên)
Bột nếp là loại bột được xay ra từ gạo nếp. Bột nếp rất dính, dai, dẻo tương tự như gạo nếp. Bột nếp có nhiều carbohydrate, protein...là nguyên liệu làm nhiều món bánh truyền thống ở Việt Nam.
Bột sắn dây (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Bột sắn dây là một thức uống ngon, bổ, mát... rất có lợi cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, sắn dây có tính hàn cao, thai phụ không uống khi cơ thể đang lạnh, mệt mỏi, tụt huyết áp. Thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước khác có tính hàn cao.
Ca cao (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Ca cao rất giàu protein, và khoáng chất, và có thể trung hòa mức độ cholesterol trong máu. Phụ nữ mang thai có thể dùng ca cao để bổ sung những chất có lợi tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì trong ca cao có cafein, không tốt cho thai nhi. Lượng tối đa mà mẹ có thể nạp vào là 200 mg caffein/ ngày.
Cam thảo (Nên dùng hay không: Không)
Ăn cam thảo lúc mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé khi bé lớn lên, có thể làm tổn hại đến trí thông minh của trẻ và tăng nguy cơ sinh non. Uống nhiều cam thảo cũng sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít. Bà bầu tốt nhất không nên ăn cam thảo.
Chanh dây (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Thành phần dinh dưỡng trong chanh dây gồm có protein, lipit, chất xơ, đường, các khoáng chất như kali, magie, natri, canxi, phốt pho, kẽm, mangan, đồng cùng các vitamin A, B, C, E. Nó giúp nhuận trường và chữa táo bón. Dù vậy, nếu dùng chanh dây quá nhiều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, gây dị ứng trên da... Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng nhiều chanh dây.
Chanh muối (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Chanh muối là món nước giải khát và chữa viêm họng tốt trong mùa hè. Tuy nhiên, khi thèm nước chanh muối, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh nạp lượng muối nhiều vào cơ thể sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Chao (Nên dùng hay không: Không)
Chao có thành phần chính là đậu hũ nên bà bầu có thể ăn được. Tuy nhiên chao rất mặn, có thể gây cao huyết áp và làm cơ thể trữ nước, gây phù nề. Chao cũng có thể có chất cồn trong thành phần chế biến. Bà bầu không nên ăn chao.
Chim cút (Nên dùng hay không: Nên)
Thịt chim cút có nhiều chất đạm, sắt. Thịt chim cút tính bình, vị ngọt có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, thanh nhiệt, bổ sung nước, tiêu phù thũng, dễ tiêu hoá và hấp thu, thích hợp cho trẻ nhỏ, người già, người bệnh, phụ nữ sau khi sinh.
Chuối xanh (Nên dùng hay không: Nên)
Chuối có hầu hết những vi chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra chuối có thể điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch do hàm lượng Potassium tự nhiên rất cao có trong chuối. Tuy nhiên, chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người có bệnh tiểu đường chỉ nên dùng chuối theo hướng dẫn của bác sĩ.