Mầm lúa mì (Nên dùng hay không: Nên)
Mầm lúa mì có nhiều carbohydrate, protein, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất, đặc biệt là mangan, selenium, kẽm, và phốt pho. Mầm lúa mì rất tốt cho phụ nữ có thai, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mầm lúa mì một lúc.
Mật ong (Nên dùng hay không: Nên)
Mật ong chứa rất nhiều carbohydrate, vitamin C, sắt, kẽm, đồng, và crom. Mật ong có lợi cho sự phát triển đại não của thai nhi, tăng cường khả năng miễn dịch cho thai nhi và phòng tránh nhiều chứng bệnh của thai kỳ. Thai phụ dùng một chút mật ong với nước ấm hàng ngày có thể làm giảm chứng cao huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu, chống lão hóa.
Nha đam (Nên dùng hay không: Không)
Nha đam có chất chống oxy hóa, men tiêu hóa, vitamin nhóm B, C, A, E và các nguyên tố vi lượng. Nha đam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
Nấm bào ngư (Nên dùng hay không: Nên)
Đông y cho rằng, nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn và thư cân. Nấm cung cấp một phần đạm nguồn gốc thực vật cho món ăn, nhưng thành phần có lợi nhất cho thai phụ chính là lượng chất sắt và các chất chức năng trong nấm.
Nấm kim châm (Nên dùng hay không: Nên)
Nấm kim châm có nhiều đạm thực vật, chất xơ, canxi, sắt, folate, một số vitamin nhóm B. Folate trong nấm là một dưỡng chất quý cần thiết đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Lysine trong nấm có tác dụng rất tốt trong việc phát triển cấu trúc tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Ngoài ra loại nấm này còn chứa nhiều kẽm, kali, ít natri nên thích hợp dùng cho thai phụ bị cao huyết áp.
Rau câu (Nên dùng hay không: Nên)
Rau câu là một món ăn nhẹ làm từ gelatin có thêm mùi vị. Nó thường được tạo ra bằng cách trộn gelatin nguyên chất với các nguyên phụ liệu khác hoặc dùng các hỗn hợp trộn sẵn giữa gelatin với các chất phụ gia. Râu câu là một món tráng miệng rất ngon và mát vào mùa hè.
Rau diếp cá (Nên dùng hay không: Nên)
Rau diếp giàu khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… rất tốt cho xương và răng. Đặc biệt là người không có sữa sau sinh nên ăn nhiều rau diếp. Diếp cá có vị cay nóng có tác dụng làm tan sưng, chống độc và lợi tiểu, chữa bệnh ho và bệnh trĩ cho bà bầu.
Rau lang (Nên dùng hay không: Nên)
Rau lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng phòng ngừa bệnh táo bón, bệnh trĩ cho các bà bầu và có nhiều sữa cho phụ nữ sinh con.
Rau mồng tơi (Nên dùng hay không: Nên)
Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường. Rau mồng tơi giã nát có thể chữa vú sưng, nứt, giải độc. Bà bầu nên dùng rau mồng tơi.
Rau quế (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Rau quế thường được dùng làm gia vị cho các món ăn. Rau quế rất giàu vitamin K, axit folic, vitamin C, và mangan. Rau quế cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, tim mạch, chống ung thư, hô hấp, giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, rau quế có tinh dầu có thể làm kích thích tử cung, gây sẩy thai, sinh non. Bà bầu chỉ nên dùng một lượng rau quế rất nhỏ, như gia vị.