THỰC PHẨM CHO TUẦN 2

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Hải sâm (Nên dùng hay không: Nên)

Hải sâm là loại đồ biển có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu chất đạm, các acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và i-ốt. Hàm lượng cholesterol trong hải sâm rất thấp, hầu như không có. Đây là loại thức ăn tăng ích lợi cho trí tuệ không chứa nhiều mỡ, giúp trí lực thai nhi phát triển.



Khoai sọ (Nên dùng hay không: Nên)

Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ gồm có protein, lipit, gluxit, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, carotene và các vitamin B1, B2, B3, C. Khoai sọ rất tốt cho việc chữa táo bón ở phụ nữ mang thai. Lá khoai sọ có tác dụng an thai.



Khô cá (Nên dùng hay không: Không)

Cá khô có ít nước trong thớ cá, lượng sinh tố, chất đạm, sắt, và canxi cao, và có rất nhiều muối. Các món cá khô đều nóng, và có thể có chứa nhiều chất bảo quản. Quá trình ướp muối và làm khô cá có thể có khuẩn listeria, bà bầu ăn vào có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria, gây đau bụng, tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn cá biển khô, mà nên ăn cá đóng hộp hoặc cá nấu bình thường.



Khô mực (Nên dùng hay không: Không)

Ăn mực khô có hại cho sức khỏe, vì mực khô có hàm lượng cadmium vượt quá mức cho phép. Bà bầu không nên ăn khô mực.



Khô nai (Nên dùng hay không: Không)

Thịt nai rất giàu đạm, kẽm, selenium, phốt pho, sắt, và các vitamin nhóm B. Khô nai nóng và có thể có chứa nhiều chất bảo quản, ăn vào sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi. Bà bầu không nên dùng.



Khổ qua (Nên dùng hay không: Không)

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một trong những thực phẩm thông dụng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Khổ qua giàu vitamin C, axit folic và chất xơ. Tuy nhiên, mẹ bầu dùng nhiều mướp đắng lại gây ra co thắt tử cung, sinh non, xuất huyết và có thể gây hư thai…Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng.



La hán quả (Nên dùng hay không: Nên)

La hán quả có vitamin C, mangan, sắt, kẽm, acid béo. Quả la hán không độc, an toàn, uống được quanh năm, già trẻ lớn bé, bà bầu đều uống được. Chất chiết từ quả la hán ngọt và được dùng làm chất tạo ngọt tự nhiên ít năng lượng trong điều trị bệnh đái đường và béo phì.



Lúa mì (Nên dùng hay không: Nên)

Lúa mì, gạo là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn lúa mì có thể vượt qua được chứng táo bón, là chứng bệnh phổ biến khi mang thai. Lúa mì cũng rất giàu vitamin nhóm B (đặc biệt là B1 và axit folic), sắt, phốt pho, kẽm.



Lúa mạch đen (Nên dùng hay không: Nên)

Lúa mạch đen giàu carbohydrate và các khoáng chất cần thiết cho thai phụ. Tuy nhiên, lúa mạch có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, dễ thúc đẩy cơn co tử cung. Bà bầu không nên dùng quá thường xuyên với lượng lớn.



Lồng mứt (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Lồng mức có nhiều carbohydrate, sắt, folate, vitamin, kali...và nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất cần thiết khác. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn nhiều hồng xiêm vì dễ gây táo bón.