THỰC PHẨM CHO 40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Khoai tây chiên (Nên dùng hay không: Không)

Khoai tây giàu tinh bột, vì thế khi nấu ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ hình thành acrylamide – một loại chất hóa học độc hại. Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, tốt nhất là các bà bầu không nên ăn món này.



Khoai từ (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Khoai từ không những là một món ăn dân dã quen thuộc mà còn là một vị thuốc quý có lợi cho cơ thể con người. Khoai từ nhiều chất xơ, vitamin B6, vitamin C, mangan và kali. Hiện chưa có thông tin về việc phụ nữ có thai không nên ăn khoai từ.



Khô bò (Nên dùng hay không: Không)

Thịt bò khô có vị ngọt ngọt, chua cay, rất dễ ăn nên rất nhiều bà bầu thích nhấm nháp món ăn này. Tuy nhiên, thịt bò khô chứa lượng muối cao. nếu tiêu thụ quá nhiều thịt bò khô, bạn sẽ tăng cơ hội bị sưng phù và cao huyết áp. Thịt bò khô không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn listeria, khiến bà bầu dễ bị tiêu chảy...Bà bầu không nên ăn.



Khô cá (Nên dùng hay không: Không)

Cá khô có ít nước trong thớ cá, lượng sinh tố, chất đạm, sắt, và canxi cao, và có rất nhiều muối. Các món cá khô đều nóng, và có thể có chứa nhiều chất bảo quản. Quá trình ướp muối và làm khô cá có thể có khuẩn listeria, bà bầu ăn vào có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria, gây đau bụng, tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn cá biển khô, mà nên ăn cá đóng hộp hoặc cá nấu bình thường.



Khô mực (Nên dùng hay không: Không)

Ăn mực khô có hại cho sức khỏe, vì mực khô có hàm lượng cadmium vượt quá mức cho phép. Bà bầu không nên ăn khô mực.



Khô nai (Nên dùng hay không: Không)

Thịt nai rất giàu đạm, kẽm, selenium, phốt pho, sắt, và các vitamin nhóm B. Khô nai nóng và có thể có chứa nhiều chất bảo quản, ăn vào sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi. Bà bầu không nên dùng.



Khô ruốc (Nên dùng hay không: Không)

Ruốc hay chà bông là một loại thức ăn khô được chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, cá rút xương, bỏ da hoặc tôm to bóc vỏ, bỏ đầu. Tùy theo loại nguyên liệu đem chế biến mà có các tên gọi tương ứng như ruốc thịt lợn, ruốc thịt gà, ruốc cá, ruốc tôm. Bà bầu không nên ăn nhiều vì không đảm bảo vệ sinh, khiến bà bầu dễ bị tiêu chảy.



Khổ qua (Nên dùng hay không: Không)

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một trong những thực phẩm thông dụng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Khổ qua giàu vitamin C, axit folic và chất xơ. Tuy nhiên, mẹ bầu dùng nhiều mướp đắng lại gây ra co thắt tử cung, sinh non, xuất huyết và có thể gây hư thai…Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng.



Kim chi (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Kim chi được xem như một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Triều Tiên. Có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay. Hiện nay, nhiều nhà khoa học vẫn tranh cãi về tác dụng của kim chi đối với sức khỏe, vì vậy, tốt hơn hết là bà bầu không nên ăn kim chi hoặc ăn rất ít.



Kim tiền thảo (Nên dùng hay không: Không)

Kim tiền thảo là loại cây thuốc phổ biến ở Việt Nam. Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da), tích tụ, ung thũng...rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng kim tiền thảo.