THỰC PHẨM CHO 40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Hồng khô (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết. Tuy tốt nhưng hồng khô nhiều đường, ăn nhiều quá sẽ hại tì, không tốt cho răng miệng và dễ sinh nhiệt trong cơ thể, người tiểu đường cũng cần hạn chế sử dụng.



Hồng sâm (Nên dùng hay không: Không)

Hồng sâm là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng. Dù là loại sâm nào chăng nữa, nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.



Hủ tiếu (Nên dùng hay không: Nên)

Có nhiều loại hủ tiếu. Thường thấy nhất là Hủ tiếu Nam Vang có sợi hủ tiếu rất trong và dai, sợi hủ tiếu Mỹ Tho thì được làm bằng các loại gạo Gò Cát có màu trắng đục cọng to và thoảng hương gạo, hủ tiếu Sa Đéc cũng có màu trắng hơi đục hay tương đối trong nhưng cọng nhỏ và mịn nên có khi còn gọi là bún gạo. Dù là loại nào chăng nữa thì thành phần chính là từ gạo, nên an toàn với mẹ bầu.



Kem (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Kem thường có chứa tryptophan, canxi, protein, carbohydrate. Mẹ bầu ăn quá nhiều kem dễ bị trướng bụng, tiêu chảy, tiêu hóa kém, ho, viêm họng, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế sản phụ nên ăn ít kem, kể cả trong mùa hè oi bức.



Khoai lang (Nên dùng hay không: Nên)

Khoai lang rất giàu chất xơ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa vitamin A, B5, B6, mangan, phốt pho, magie rất tốt cho phụ nữ có thai.



Khoai mì (Nên dùng hay không: Không)

Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì gồm có chất khô, tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin B1, B2, PP và các muối khoáng như canxi, phốt pho. Phụ nữ mang thai, người mới khỏi bệnh không nên ăn khoai mì, vì trong khoai mì có độc tố do chất linamarin sinh sản.



Khoai môn (Nên dùng hay không: Nên)

Khoai môn giàu chất xơ, không chứa cholesterol, giàu vitamin C, E, B6 và các khoáng chất magie, phốt pho, kali. Khoai môn có vị mát, bình tính, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, nguồn giá trị dinh dưỡng cao trong khoai còn giúp người ăn bồi bổ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. An toàn cho mẹ bầu.



Khoai mỡ (Nên dùng hay không: Nên)

Thành phần của khoai mỡ gồm có chất xơ, vitamin C, B6 và các chất khoáng như kali, mangan. Khoai mỡ có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch. An toàn cho mẹ bầu.



Khoai sọ (Nên dùng hay không: Nên)

Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ gồm có protein, lipit, gluxit, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, carotene và các vitamin B1, B2, B3, C. Khoai sọ rất tốt cho việc chữa táo bón ở phụ nữ mang thai. Lá khoai sọ có tác dụng an thai.



Khoai tây (Nên dùng hay không: Nên)

Khoai tây cung cấp carbohydrate, vitamin C, kali, vitamin B6 và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, phốt pho, sắt và kẽm. Khoai tây trị nám da, hết mụn. Nhiều bà bầu thích ăn khoai tây thay rau, nhất là trong thời kỳ ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nhiều khoai tây.