THỰC PHẨM CHO TUẦN 1

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Trái mơ khô (Nên dùng hay không: Nên)

Trái mơ khô có chứa nhiều sắt hơn trái mơ tươi và là nguồn cung cấp folate, vitamin A, C, đồng, và kali cho cơ thể. Mơ khô đồng thời cũng là một trong những loại trái cây khô có chứa nhiều chất xơ nhất. Tuy nhiên, hiện nay mơ khô là trái cây khô đã được qua xử lý bằng hoá chất nên mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều.



Trái táo tây (Nên dùng hay không: Nên)

Táo có kali, magie, canxi, vitamin A, B, C…, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và tăng sức đề kháng cho thai nhi. Táo chứa chất xơ giảm táo bón, chất phloridzin và boron bảo vệ xương răng chắc khỏe, chất pectin giảm choloesterol và phòng tiêu chảy, chống nhiễm khuẩn, trị co thắt... cho mẹ. Táo còn giúp bé sinh ra ít bị dị ứng và giảm nguy cơ mắc bệnh.



Trái vải (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, đặc biệt là rất giàu vitamin C. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô ăn thay đường cũng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Vải cũng rất nóng nên bà bầu không nên ăn nhiều.



Trái xoài (Nên dùng hay không: Nên)

Hầu hết năng lượng của xoài là do hàm lượng đường tự nhiên cao. Xoài cũng có nhiều chất xơ, vitamin A và vitamin C. Ăn xoài là cách giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai và những người thiếu máu nên ăn xoài thường xuyên, giúp tăng hemoglobin trong máu, đây là chất giúp giữ sắt trong máu.



Trái ổi (Nên dùng hay không: Nên)

Ổi là loại trái cây thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thai phụ như chất xơ, vitamin A, vitamin C, axít folic, kali, đồng và mangan. Ổi có tác dụng điều trị cao huyết áp, tiêu chảy, ho, cảm lạnh...Tuy nhiên, mẹ bầu hạn chế ăn quá nhiều để tránh bị đau bụng, khó tiêu.



Trứng gà (Nên dùng hay không: Nên)

Trứng gà chứa kali, natri, magie, photpho, sắt, protein, vitamin A, D, B2, B6, B12, sắt, canxi, phốt pho, kali, chất béo. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Phụ nữ mang thai nên ăn trứng gà.



Trứng vịt (Nên dùng hay không: Nên)

Trứng vịt có hàm lượng protein, canxi, sắt, kali và nhiều khoáng chất hữu ích khác cao hơn trứng gà. Trứng vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì lượng cholesterol trong trứng vịt khá cao nên những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.



Tỏi tây (Nên dùng hay không: Nên)

Đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, canxi và kali giúp tăng cường năng lượng. Thường xuyên ăn boa rô có tác dụng lợi tiểu. Thành phần dinh dưỡng an toàn với bà bầu.



Vẹm (Nên dùng hay không: Không)

Vẹm giàu protein, chất béo, sắt, axit folic. Tuy nhiên, vẹm có chứa thành phần của thủy ngân, sẽ gây hại cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu không nên ăn loại thủy sản này.



Xà lách (Nên dùng hay không: Nên)

Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic, carbohydrate, chất xơ, vitamin A, C, canxi, kali, folate. Bổ sung nhiều rau xà lách, các loại rau sống vào chế độ ăn hàng ngày như một món ăn bình thường có thể giúp chị em bầu hạn chế được hiện tượng nôn ói khi mang thai.