Atiso (Nên dùng hay không: Nên)
Atiso có nhiều vitamin nhóm B, C, K và khoáng chất như kali, canxi, kẽm, sắt, mangan, magie. Chiết xuất từ lá atisô có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư ruột kết và trợ gan mật. Tuy nhiên, atiso sống có khả năng gây tắc sữa do một enzym trong bông nên phụ nữ mang thai chỉ nên dùng atiso đã qua chế biến hoặc nấu chín kỹ.
Bánh mì lúa mạch (Nên dùng hay không: Nên)
Bánh mì làm từ bột đại mạch giúp tăng cường chất xơ tự nhiên cho cơ thể, giải quyết vấn đề bí tiện thường gặp ở các bà bầu. Bánh mì lúa mạch cũng có nhiều canxi, sắt, phốt pho, kali, vitamin B1 và B2.
Bánh quy (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Bánh quy giòn hoặc bánh quy mặn cũng là cách tốt giúp bạn giảm cơn buồn nồn. Bạn cũng có thể ăn bánh quy mặn làm từ ngũ cốc nguyên hạt thì sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, nguyên liệu trứng làm nên một số loại bánh quy có thể chứa khuẩn samonela có hại cho bà bầu cũng như thai nhi.
Bông bí (Nên dùng hay không: Nên)
Trong 100 g bông bí đỏ có chứa một nửa số lượng vitamin C và khoảng 40% vitamin cần thiết mỗi ngày, 5% mức tiêu thụ sắt, kali, canxi, magie, nhiều vitamin nhóm B và folate, đây là những chất rất tốt cho phụ nữ đang mang thai và giúp cho thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt.
Bông cải trắng (Nên dùng hay không: Nên)
Bông cải trắng tươi là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Nó cũng chứa nhiều khoáng chất như mangan, đồng, sắt và kali, các nguyên tố vi lượng này cũng là thành phần không thể thiếu cho hoạt động của các enzym trong cơ thể, góp phần bảo vệ khung xương, hồng cầu và điều hòa huyết áp.
Bông cải xanh (Nên dùng hay không: Nên)
Bông cải xanh có nhiều vitamin K, vitamin C, vitamin B5, axit folic, và carbohydrate. Ngoài ra bông cải xanh còn có rất nhiều chất chống oxi hóa giúp ngăn ngừa ung thư và viêm nhiễm rất tốt. Bông cải xanh cũng giúp ngừa các bệnh tim mạch, hạ cholesterol máu.
Bông so đũa (Nên dùng hay không: Nên)
Thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao với nhiều protid, lipid, beta caroten, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali. Hạt chứa nhiều axít béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hai loại sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng có nhiều trong bông so đũa, là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào.
Bún tươi (Nên dùng hay không: Nên)
Bún được làm từ gạo tẻ, thành phần chính là tinh bột, tinh bột bị thuỷ phân thành đường glucose - là chất cung cấp nguồn năng lượng chính cho hoạt động sống của con nguời. Ngoài ra, trong bún còn chứa một lượng đáng kể các vitamin nhóm B và khoáng chất (đặc biệt là canxi và sắt).
Bơ đậu phộng (Nên dùng hay không: Nên)
Bơ đậu phộng có nhiều calories. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein, folate và vitamin B giúp cho sự phát triển khỏe mạnh của tế bào mới. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh những loại thực phẩm giàu chất béo như bánh bơ đậu phộng, váng sữa, sữa nguyên pho mát… để giảm bớt triệu chứng buồn nôn do ốm nghén.
Bạc hà (Nên dùng hay không: Nên)
Lá bạc hà giúp hơi thở thơm tho, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và chống lại chứng mất ngủ. Trà bạc hà giúp kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi cũng có thể dùng trà bạc hà để cảm thấy dễ chịu hơn.