Trứng vịt (Nên dùng hay không: Nên)
Trứng vịt có hàm lượng protein, canxi, sắt, kali và nhiều khoáng chất hữu ích khác cao hơn trứng gà. Trứng vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì lượng cholesterol trong trứng vịt khá cao nên những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
Trứng vịt bắc thảo (Nên dùng hay không: Không)
Trứng vịt bắc thảo là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, trứng bắc thảo có chì, ăn thường xuyên sẽ gây ngộ độc chì do chì tích tụ trong cơ thể. Bà bầu không nên ăn trứng bắc thảo.
Trứng đà điểu (Nên dùng hay không: Nên)
Trứng đà điểu có lượng protein và mỡ giống trứng gà nhưng giàu dưỡng các dưỡng chất như canxi, phốt pho, vitamin A, axit folic, vitamin E và axit pantothenic, sắt, hơn trứng gà. Trứng đà điểu cũng có hàm lượng cholesterol thấp. Trứng đà điểu rất tốt cho phụ nữ đang mang thai, giúp thai nhi hấp thụ tốt và phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Tôm (Nên dùng hay không: Nên)
Tôm giàu dưỡng chất có lợi cho thai phụ và em bé. Vitamin B12 (tránh thiếu máu), sắt (tránh thiếu máu, giảm mệt mỏi, chóng mặt), canxi và phốt pho (phát triển hệ xương và răng khỏe mạnh cho thai nhi), niacin, omega-3, magie (ngăn ngừa tiểu đường)...Tuy nhiên, tôm có thủy ngân, phụ nữ có chỉ nên ăn khoảng 300gr tôm mỗi tuần.
Tỏi tây (Nên dùng hay không: Nên)
Đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, canxi và kali giúp tăng cường năng lượng. Thường xuyên ăn boa rô có tác dụng lợi tiểu. Thành phần dinh dưỡng an toàn với bà bầu.
Vú sữa (Nên dùng hay không: Nên)
Vú sữa rất giàu canxi, sắt, và chất xơ, giúp phòng tránh hiện tượng thiếu máu, giúp xương của thai nhi phát triển tốt, cung cấp năng lượng và ngăn ngừa táo bón. Bà bầu nên ăn khoảng 100 - 200g vú sữa hằng ngày.
Vẹm (Nên dùng hay không: Không)
Vẹm giàu protein, chất béo, sắt, axit folic. Tuy nhiên, vẹm có chứa thành phần của thủy ngân, sẽ gây hại cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu không nên ăn loại thủy sản này.
Xà lách (Nên dùng hay không: Nên)
Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic, carbohydrate, chất xơ, vitamin A, C, canxi, kali, folate. Bổ sung nhiều rau xà lách, các loại rau sống vào chế độ ăn hàng ngày như một món ăn bình thường có thể giúp chị em bầu hạn chế được hiện tượng nôn ói khi mang thai.
Xí muội (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Xí muội hay xí muội chua cay là một trong những món nhâm nhi để mẹ bầu thư giãn. Nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều vì có chứa chất bảo quản và phải kiểm tra cẩn thận nguồn gốc sản xuất.
Yến sào (Nên dùng hay không: Cân nhắc)
Yến sào giàu chất đạm, canxi, sắt, kali, phốt pho magie, chất xơ... và nhiều nguyên tố có lợi cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai từ 3 tháng tuổi thai trở lên và bà mẹ cho con bú có thể dùng yến để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.