NHÓM CHẤT CHO 40 TUẦN THAI KỲ

Tổng hợp các nhóm chất dành cho bà bầu



Tìm kiếm

I-ốt (Nên dùng hay không: Nên)

I-ốt đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành tuyến giáp và hệ thống trao đổi chất. I-ốt giúp não và hệ thần kinh của thai nhi phát triển. Thếu i-ốt gây nên chậm phát triển thần kinh và thoái hóa não. Thiếu i-ốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và thai chết lưu. Phụ nữ có thai cần 220 mcg i-ốt/ngày.



Kali (Nên dùng hay không: Nên)

Kali giữ chất lỏng và cân bằng chất điện phân trong tế bào của cơ thể người. Kali cũng quan trọng trong việc gửi xung lực thần kinh, giúp cơ bắp co thắt, và giải phóng năng lượng từ protein, chất béo, và carbohydrates. Phụ nữ có thai cần 4,700 milligrams (mg) kali/ ngày



Kẽm (Nên dùng hay không: Nên)

Kẽm giúp quá trình trao đổi chất của RNA và DNA, truyền tín hiệu và biểu hiện gen, và quyết định quá trình chết hoại tế bào. Kẽm cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, duy trì vị giác và khứu giác, và làm lành vết thương. Kẽm giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài sự chuyển dạ. Phụ nữ có thai 19 tuổi trở lên cần 11 mg kẽm/ngày



Magie (Nên dùng hay không: Nên)

Magie giúp xây dựng và sửa chữa mô trong cơ thể mẹ. Thiếu magie có thể gây nên tiền sản giật, thai nhi kém phát trển, trẻ tử vong khi sinh ra. Magie giúp tử cung khỏi bị co thắt không đúng lúc, giảm chứng chuột rút ở chân. Magie cũng giúp làm xương và răng, insulin và lượng đường trong máu ở tình trạng khỏe mạnh và giúp enzymes hoạt động, kiểm soát cholesterol và nhịp tim. Phụ nữ có thai, từ 19 đến 30 tuổi: 350 milligrams (mg) magie một ngày



Mangan (Nên dùng hay không: Nên)

Mangan giúp hình thành xương và sụn. Nó cũng là một thành phần của enzymes mà đóng vai trò hình thành nên carbohydrate, amino acid, và chelesterol. Là một phần của một chất chống oxi hóa mạnh tên là manganese superoxide dismutase, nó giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hủy hoại. Phụ nữ có thai cần khoảng 2 milligrams (mg) một ngày Phụ nữ có thai cần tối đa 11 mg mangan/ngày.



Muối (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Muối kết hợp với các ion khác để giữ pH máu ổn định. Khi sự trao đổi điện tích qua màng tế bào, muối can thiệp vào quá trình dẫn truyền luồng thần kinh và co cơ. Quá nhiều muối trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây nên chứng phù nề và tăng nguy cơ bị tiền sản giật cho mẹ bầu.



Niacin (Nên dùng hay không: Nên)

Niacin giúp trao đổi chất hiệu quả. Niacin giúp da, hệ thần kinh, và hệ tiêu hóa của thai nhi khỏe mạnh phát triển. Tuy nhiên quá nhiều niacin trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể gây nên quái thai. Lượng niacin cần thiết mỗi ngày khoảng 15-20 milligrams.



Omega 3 (Nên dùng hay không: Nên)

Thiếu DHA gây ra nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân. DHA cần thiết cho việc phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh và võng mạc mắt. DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 300 mg DHA/ngày.



Phốt pho (Nên dùng hay không: Nên)

Phốt pho giúp xương của mẹ và thai nhi chắc khỏe. Nó cũng rất quan trọng trong sự co thắt cơ bắp, sự đông máu, hoạt động của thận, truyền dẫn thần kinh, sữa chữa các mô và tế bào, và nhịp tim bình thường. Phốt pho cũng giúp cơ thể sản sinh và sử dụng năng lượng. Phụ nữ có thai cần: 700 milligrams (mg)/ngày.



Protein (Nên dùng hay không: Nên)

Protein giúp tạo ra amino acids, thành phần xây dựng nên tế bào cho mẹ và thai nhi. Protein đặc biệt cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, khi thai nhi phát triển nhanh nhất và ngực và các cơ quan của mẹ trở nên lớn hơn để đáp ứng với nhu cầu phát triển của thai nhi. Phụ nữ có thai cần 70g protein một ngày.