Bánh mì lúa mạch (Nên dùng hay không: Nên)
Bánh mì làm từ bột đại mạch giúp tăng cường chất xơ tự nhiên cho cơ thể, giải quyết vấn đề bí tiện thường gặp ở các bà bầu. Bánh mì lúa mạch cũng có nhiều canxi, sắt, phốt pho, kali, vitamin B1 và B2.
Khoai lang (Nên dùng hay không: Nên)
Khoai lang rất giàu chất xơ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa vitamin A, B5, B6, mangan, phốt pho, magie rất tốt cho phụ nữ có thai.
Mầm lúa mạch (Nên dùng hay không: Nên)
Mầm lúa mạch rất giàu dinh dưỡng, gồm nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là axit folic rất tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. Mầm lúa mạch cũng có nhiều khoáng chất như kali, kẽm, mangan, phốt pho, sắt, và vitamin E.
Mận sấy khô (Nên dùng hay không: Nên)
Mận khô chứa nhiều các loại vi dưỡng chất có ích như: beta-carotene, magie, đồng, mangan, vitamin A, B6. Chất xơ có trong quả mận sấy khô có tác dụng nhuận tràng, giúp giảm chứng táo bón ở bà bầu.
Quả mâm xôi (Nên dùng hay không: Nên)
Quả mâm xôi thúc đẩy sản xuất sữa, ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai và giảm buồn nôn, sinh non. Quả mâm xôi mọng nước cung cấp nhiều chất xơ, vitamin E, folate, magie, kali và vitamin C. Mặc dù có vị ngọt, nhưng quả mâm xôi chứa ít đường và khó có nguy cơ làm gia tăng lượng đường trong máu, rất phù hợp cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ mà lại thèm ngọt.
Quả óc chó (Nên dùng hay không: Nên)
Quả óc chó giúp phụ nữ có thai bổ sung omega-3, vitamin E, phốt pho và axit amin L-Arginne và rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác. Đặc biệt hàm lượng omega-3 trong quả óc chó lớn hơn 3 lần trong cá hồi, giúp thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Quả óc chó cũng giúp bà bầu giảm stress hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong quả óc chó cũng giúp bà bầu tránh táo bón.
Trái bơ (Nên dùng hay không: Nên)
Bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn. Bơ chứa đến hơn 25 loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Folate ngăn ngừa dị tật thai nhi và tránh tiểu đường. Vitamin B6 trị chứng ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vitamin A, B, C, E và khoáng chất giảm rạn da cho mẹ bầu. Axit béo omega-3 giảm cân sau sinh. Vitamin K phát triển trí não, xương thai nhi.
Trái cam (Nên dùng hay không: Nên)
Ăn cam hay uống nước cam mỗi ngày là một cách đơn giản và thuận tiện để bổ sung vitamin, canxi, axit folic, kali... cho cơ thể. Trong cam có phốt pho và folate đặc biệt tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều hơn 3 quả cam mỗi ngày, với tổng trọng lượng dưới 250 gram.
Trái dâu (Nên dùng hay không: Nên)
Với một lượng lớn cacbonhydrate, vitamin C, kẽm, folate và chất xơ, dâu tây là loại quả đặc biệt tốt cho sức khỏe. Mangan trong dâu tây hạn chế giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Kali và vitamin K, magiê phát triển xương cho mẹ và thai nhi. Dâu tây còn có tác dụng đẩy lùi bệnh gout và đau khớp khi mang thai.
Trái táo tây (Nên dùng hay không: Nên)
Táo có kali, magie, canxi, vitamin A, B, C…, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và tăng sức đề kháng cho thai nhi. Táo chứa chất xơ giảm táo bón, chất phloridzin và boron bảo vệ xương răng chắc khỏe, chất pectin giảm choloesterol và phòng tiêu chảy, chống nhiễm khuẩn, trị co thắt... cho mẹ. Táo còn giúp bé sinh ra ít bị dị ứng và giảm nguy cơ mắc bệnh.