Nấm kim châm (Nên dùng hay không: Nên)
Nấm kim châm có nhiều đạm thực vật, chất xơ, canxi, sắt, folate, một số vitamin nhóm B. Folate trong nấm là một dưỡng chất quý cần thiết đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Lysine trong nấm có tác dụng rất tốt trong việc phát triển cấu trúc tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Ngoài ra loại nấm này còn chứa nhiều kẽm, kali, ít natri nên thích hợp dùng cho thai phụ bị cao huyết áp.
Nấm linh chi (Nên dùng hay không: Nên)
Nấm linh chi là một dược liệu quí được dùng hỗ trợ điều trị cho những người bị mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, ung thư, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể…Phụ nữ có thai có thể uống nước sắc linh chi được. Tuy nhiên giai đoạn này việc quan trọng hơn là phải bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng sự phát triển của thai và đảm bảo sức khỏe cho mẹ nên mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn hơn là việc dùng những bài thuốc bổ. Nếu cần dùng nấm linh chi kéo dài mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Đông y để có liều lượng thích hợp nhất.
Nấm mèo (Nên dùng hay không: Nên)
Nấm mèo hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn. Nấm mèo đặc biệt giàu sắt, canxi, và phốt pho. Nấm mèo rất tốt cho bà bầu.
Pate (Nên dùng hay không: Không)
Tất cả các hình thức của pâté có thể chứa nhiều vi khuẩn listeria. Trong khi mang thai, bạn càng dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn listeria, có thể gây sẩy thai, sinh non và thậm chí tử vong cho bé sơ sinh. Bà bầu không nên ăn pate.
Quả mâm xôi (Nên dùng hay không: Nên)
Quả mâm xôi thúc đẩy sản xuất sữa, ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai và giảm buồn nôn, sinh non. Quả mâm xôi mọng nước cung cấp nhiều chất xơ, vitamin E, folate, magie, kali và vitamin C. Mặc dù có vị ngọt, nhưng quả mâm xôi chứa ít đường và khó có nguy cơ làm gia tăng lượng đường trong máu, rất phù hợp cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ mà lại thèm ngọt.
Rau bồ ngót (Nên dùng hay không: Không)
Rau ngót chứa nhiều đạm và các axit amin cần thiết cho cơ thể bên cạnh đó rau ngót còn chứa nhiều vitamin nhóm B, C, A. Rau bồ ngót có tác dụng chống loãng xương, chữa thiếu máu, táo bón, bệnh trĩ, chống lão hóa... Phụ nữ sau sanh ăn canh rau bồ ngót rất tốt vì giúp làm sạch máu và bồi bổ cơ thể, tăng lượng sữa. Tuy nhiên, trong rau ngót thể gây co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy... phụ nữ có thai nên tránh ăn nhiều rau ngót.
Rau chùm ngây (Nên dùng hay không: Không)
Rau chùm ngây rất giàu vitamin nhóm B, A, C và các khoáng chất sắt, magie, mangan. Tuy nhiên, trong chùm ngây có alpha-sitosterol gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây.
Rau càng cua (Nên dùng hay không: Nên)
Rau càng cua giàu beta-caroten, sắt, kali, magiê, vitamin C, carotenoid. Rau càng cua chứa vitamin K, giúp sự đông máu trong trường hợp cơ thể bạn có bất kì một loại tổn thương nào đó khi đang mang thai. Loại rau này an toàn cho bà bầu.
Rau câu (Nên dùng hay không: Nên)
Rau câu là một món ăn nhẹ làm từ gelatin có thêm mùi vị. Nó thường được tạo ra bằng cách trộn gelatin nguyên chất với các nguyên phụ liệu khác hoặc dùng các hỗn hợp trộn sẵn giữa gelatin với các chất phụ gia. Râu câu là một món tráng miệng rất ngon và mát vào mùa hè.
Rau diếp cá (Nên dùng hay không: Nên)
Rau diếp giàu khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… rất tốt cho xương và răng. Đặc biệt là người không có sữa sau sinh nên ăn nhiều rau diếp. Diếp cá có vị cay nóng có tác dụng làm tan sưng, chống độc và lợi tiểu, chữa bệnh ho và bệnh trĩ cho bà bầu.