THỰC PHẨM CHO TUẦN 4

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Rau dền (Nên dùng hay không: Nên)

Thân và lá rau dền có vị ngọt, chứa sắt, vitamin B2, vitamin C, axít nicotic và canxi (dền gai có hàm lượng canxi tối đa đến 0,2%). Hạt ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C còn giàu tinh bột, đạm thực vật (các loài dền hạt trồng làm lương thực có hàm lượng đạm thực vật từ 12 đến 16%) và lysin. Bà bầu có thể ăn được rau dền.



Rau kinh giới (Nên dùng hay không: Nên)

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu…Đây là loại rau an toàn cho bà bầu.



Rau lang (Nên dùng hay không: Nên)

Rau lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng phòng ngừa bệnh táo bón, bệnh trĩ cho các bà bầu và có nhiều sữa cho phụ nữ sinh con.



Rau muống (Nên dùng hay không: Nên)

Nhờ vào lượng chất sắt dồi dào, rau muống non rất có ích với phụ nữ mang thai. Rau muống cũng giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên. Do có nhiều chất xơ nên rau muống hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, giúp hạn chế những rắc rối có liên quan đến đường tiêu hóa, thường xảy ra đối với bà bầu. Loại rau này còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường ở những người đang mang thai.



Rau má (Nên dùng hay không: Không)

Rau má giàu khoáng chất như kali, sắt, magiê, kẽm, phốt pho...và tiền sinh tố A. Tuy nhiên, rau má cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng rau má.



Rau mồng tơi (Nên dùng hay không: Nên)

Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường. Rau mồng tơi giã nát có thể chữa vú sưng, nứt, giải độc. Bà bầu nên dùng rau mồng tơi.



Rau ngò gai (Nên dùng hay không: Không)

Lá có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon, tiêu thức ăn, ngủ ngon giấc, giải nhiệt. Thường được chỉ định dùng chữa sổ mũi, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai.



Rau quế (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Rau quế thường được dùng làm gia vị cho các món ăn. Rau quế rất giàu vitamin K, axit folic, vitamin C, và mangan. Rau quế cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, tim mạch, chống ung thư, hô hấp, giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, rau quế có tinh dầu có thể làm kích thích tử cung, gây sẩy thai, sinh non. Bà bầu chỉ nên dùng một lượng rau quế rất nhỏ, như gia vị.



Rau thì là (Nên dùng hay không: Cân nhắc)

Thì là là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc. Theo Đông y, thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa. Thì là rất giàu vitamin A, C, axit folic và sắt. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng nhiều rau thì là do nó có tinh dầu có thể gây kích thích tử cung.



Rau đay (Nên dùng hay không: Nên)

Rau đay là phần lá non của cây đay. Lá đay giàu betacaroten, sắt, canxi, vitamin C. Các loài đay có tính hoạt hóa chống ôxi hóa với một lượng đáng kể tương đương α-tocopherol (vitamin E). Rau đay thường được dùng để nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi với mồng tơi hoặc mướp. Rau đay có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Phụ nữ có thai nên ăn nhiều.