THỰC PHẨM CHO TUẦN 4

Tổng hợp các thực phẩm dành cho bà bầu



Tìm kiếm

Trái bơ (Nên dùng hay không: Nên)

Bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn. Bơ chứa đến hơn 25 loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Folate ngăn ngừa dị tật thai nhi và tránh tiểu đường. Vitamin B6 trị chứng ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vitamin A, B, C, E và khoáng chất giảm rạn da cho mẹ bầu. Axit béo omega-3 giảm cân sau sinh. Vitamin K phát triển trí não, xương thai nhi.



Trái bầu (Nên dùng hay không: Nên)

Bầu rất ít năng lượng, phần lớn quả bầu là nước, kế đến là canxi, magiê, sắt, mangan và sinh tố C. Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường… Hạt bầu còn có công dụng chữa lợi sưng đau, chân răng lở ngứa…



Trái cam (Nên dùng hay không: Nên)

Ăn cam hay uống nước cam mỗi ngày là một cách đơn giản và thuận tiện để bổ sung vitamin, canxi, axit folic, kali... cho cơ thể. Trong cam có phốt pho và folate đặc biệt tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều hơn 3 quả cam mỗi ngày, với tổng trọng lượng dưới 250 gram.



Trái cóc (Nên dùng hay không: Nên)

Cóc giàu vitamin C, có thể giúp ngừa cảm cúm ở bà bầu. Ngoài ra cóc cũng có nhiều chất xơ, sắt, canxi. Cóc rất ít calories, phù hợp cho người không muốn tăng cân. Quả cóc có khả năng làm sinh tân dịch, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải khát và giải nhiệt.



Trái dâu (Nên dùng hay không: Nên)

Với một lượng lớn cacbonhydrate, vitamin C, kẽm, folate và chất xơ, dâu tây là loại quả đặc biệt tốt cho sức khỏe. Mangan trong dâu tây hạn chế giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Kali và vitamin K, magiê phát triển xương cho mẹ và thai nhi. Dâu tây còn có tác dụng đẩy lùi bệnh gout và đau khớp khi mang thai.



Trái hồng (Nên dùng hay không: Nên)

Hồng có vị ngon và ngọt. Hồng chứa các loại vitamin và nguyên tố vi lượng như kali, sắt, magiê, canxi và phốt pho. Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nó là thích hợp cho phụ nữ mang thai. Nhưng hồng có thể gây táo bón và có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, cần ăn hồng với một lượng vừa phải.



Trái kiwi (Nên dùng hay không: Nên)

Kiwi có chứa folate, nhiều vitamin A, C, E, magie, sắt, ka-li, giúp phòng chống nhiều bệnh. Kiwi tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thần kinh ở phụ nữ mang thai. Kiwi có tác động tích cực tới hệ hô hấp của mẹ và bé. Đặc biệt kiwi giúp phụ nữ mang thai ổn định huyết áp và sức khỏe tim mạch.



Trái lựu (Nên dùng hay không: Nên)

Quả lựu từ lâu đã nổi tiếng là một "siêu thực phẩm" do chứa nhiều vitamin C, E cũng như sắt và các chất chống ôxy hóa. Nước ép lựu làm đẹp da cho mẹ bầu và rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh.



Trái me (Nên dùng hay không: Nên)

Trong trái me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid, giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt. Me rất giàu các vitamin nhóm B, sắt, và magie.



Trái mơ khô (Nên dùng hay không: Nên)

Trái mơ khô có chứa nhiều sắt hơn trái mơ tươi và là nguồn cung cấp folate, vitamin A, C, đồng, và kali cho cơ thể. Mơ khô đồng thời cũng là một trong những loại trái cây khô có chứa nhiều chất xơ nhất. Tuy nhiên, hiện nay mơ khô là trái cây khô đã được qua xử lý bằng hoá chất nên mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều.